CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

30 thg 10, 2010

KINH HOÀNG CÔNG NGHỆ BIẾN DA LỢN THỐI RỮA THÀNH MÓN ĂN ĐẶC SẢN (TIẾP THEO)

.

Những cơ sở sơ chế da lợn thủ công vẫn bất chấp pháp luật, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp “đầu độc” người dân.

Mỗi ngày nhập hàng tấn bì lợn không rõ nguồn gốc; Nhiều lần bị xử phạt do vi phạm Luật Bảo vệ môi trường; Lấn chiếm, sử dụng chân đê làm xưởng vi phạm Luật Bảo vệ hành lang đê điều. Thế nhưng hiện nay, những cơ sở sơ chế da lợn thủ công này vẫn bất chấp pháp luật, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp “đầu độc” người dân.

Một người làm, cả làng theo

Da lợn đặt xuống đất xếp, ép thẳng



Nghề sơ chế da lợn ở Thọ Đức do ông Nguyễn Hữu V mang về làng. Cơ sở của ông V đăng ký giấy phép Công ty TNHH Hoàng Hải và cũng là đầu mối lớn nhất ở đây. Các xưởng còn lại chủ yếu là gom hàng về sơ chế, rồi nhập lại cho ông V.

Tam Đa có 4 thôn Thọ Đức, Phấn Động, Đại Lân, Đức Lý với 2.500 hộ dân trải dài trên đê sông Cầu, trong đó thôn Thọ Đức có 800 hộ, gần 3.500 khẩu. Dân chủ yếu làm nông nghiệp và một số nghề phụ như nấu rượu gạo và làm gạch thủ công. Nhưng nay nghề gạch bị cấm, nghề nấu rượu không làm ăn được dân cũng bỏ dần. Còn nghề tái chế da lợn xem ra vẫn “kiếm”.

Năm 2004, ông V xây dựng một xưởng sơ chế da lợn ngay trong làng với quy mô nhỏ. Do chất thải không được xử lý gây ô nhiễm môi trường, người dân làm đơn đưa lên xã yêu cầu có biện pháp xử lý. Xã có ý kiến lên cấp trên, ngay sau đó Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Ninh về lấy mẫu chất thải xét nghiệm mức độ ô nhiễm môi trường do phế phẩm của xưởng sơ chế.

Sở Tài nguyên - Môi trường gửi kết quả yêu cầu địa phương phối hợp có biện pháp mạnh, ngăn chặn việc xả rác thải độc hại ra môi trường, giảm mức độ ảnh hưởng sức khỏe người dân. Thực hiện cưỡng chế, xưởng sơ chế bị đình chỉ sản xuất trong khu dân cư, buộc di dời khỏi địa bàn, đồng thời yêu cầu cơ sở này bồi thường. Sau đó, ông chủ lò chạy ra chân đê, ký hợp đồng với địa phương, tái xây dựng cơ sở sơ chế tại đây.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cho biết: “Nghề chế biến bì lợn mới thâm nhập vào địa phương gần chục năm nay thôi. Hộ đầu tiên xây dựng xưởng làm nghề này là gia đình anh Nguyễn Hữu V, người dân thôn Thọ Đức. Nhận thấy nghề này đầu tư không lớn, lại dễ thu hồi vốn, kiếm tiền nhanh, một số gia đình mới “đu” theo. Đến nay cả thôn có đến gần chục hộ dựng xưởng hành nghề”.

Hiện tại, xưởng nào cũng phải thuê thêm công nhân. Riêng xưởng của ông V thuê đến 20 – 30 người làm, chủ yếu là anh em trong gia đình, người quen.

Dẹp rồi, lại mọc

“Toạ” ở chân đê là vi phạm Luật đê điều. Sơ chế thủ công rồi đổ thẳng chất thải ra sông là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tính từ khi dựng xưởng đến nay, các cơ sở sơ chế thủ công này nhiều lần bị chính quyền cưỡng chế tháo dỡ, xử lý hành chính.

Cuối năm 2009, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Bắc Ninh), phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND huyện Yên Phong đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu các cơ sở nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải, kiểm dịch nguồn hàng và tiếp tục cưỡng chế, tháo dỡ lán, xưởng. Thế nhưng sau đợt kiểm tra, đến đầu năm 2010, các xưởng này đua nhau dựng lại.

Nước thải hàng ngày lại tiếp tục đổ xuống sông Cầu. Giá da lợn nhập về rẻ như bèo, sau khi sơ chế lại bán ra với giá cao hơn hàng chục lần, “một vốn bốn lời” nên việc xử phạt hành chính mức độ nhẹ không ảnh hưởng quá lớn đến việc kinh doanh của họ. Dù xã đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhưng không đủ sức trấn áp, hiện tại các xưởng sơ chế này vẫn bất chấp pháp luật tiếp tục sản xuất.

Được biết, trong lần bị xử phạt cuối năm 2009, trước cơ quan chức năng, chủ các cơ sở cam kết sẽ quy hoạch xây dựng lán, xưởng có hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe công nhân, người dân. Thế nhưng cho đến nay, đó vẫn chỉ là lời “hứa suông”. Thực tế các xưởng sơ chế vẫn đang tạm bợ, anh em công nhân làm việc trong môi trường bị đe dọa về an toàn vệ sinh, chất thải vẫn tống ra sông gây ô nhiễm môi trường.

Khúc sông Cầu đoạn qua Tam Đa đang bị ô nhiễm nặng do chất thải hóa học tổng hợp từ các xưởng sơ chế bì lợn thôn Thọ Đức đổ ra. Dù đã bị đình chỉ nhiều lần, nhưng các xưởng sơ chế này vẫn hoạt động trở lại, thậm chí với quy mô lớn hơn. Lẽ nào chính quyền “bó tay”?


“Thời gian tới, chúng tôi sẽ dẹp bỏ một số lán sản xuất bì lợn vi phạm hành lang đê điều, yêu cầu dừng hoạt động các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng cấp trên chứ mình xã khó giải quyết triệt để vấn đề trên”.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này