CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

26 thg 12, 2009

HÉ LỘ MỘT ĐƯỜNG DÂY LỚN CHẠY VÀO TRƯỜNG CHUYÊN (TRƯỜNG ĐIỂM) Ở XÃ YÊN PHỤ

.
Thời gian gần đây người dân ở các xã như: Yên Phụ, Văn Môn, Hoà Tiến, Tam Giang, Đông Thọ, TT Chờ của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh... Xôn xao bàn tán xung quanh một đường dây chạy điểm vào 1 Trường trung học cơ sở (Trường THCS) được cho là trường điểm (nhân dân thường gọi là “trường chuyên”) ở thị trấn Chờ, cầm đầu đường dây là 1 đối tượng sống tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Để con em mình được vào học tại trường, các bậc phụ huynh có thể phải mất khoảng từ 8 đến 13 triệu đồng, theo giá thóc hiện nay tương đương khoảng 3,5 tấn thóc!. Để rộng đường dư luận chúng tôi đã tiến hành điều tra theo thư bạn đọc và có những thông tin, cũng như những khuyến cáo với bà con và những người dân nghèo trong huyện Yên Phong, tránh "tiền mất, tật mang"...


Phải mất từ 8 đến 13 triệu đồng (3,5 tấn thóc) để có chỗ cho học cho con em.



Trong vai 1 phụ huynh có con vào lớp 6, người viết bài này đã lân la các xã Yên Phụ, Văn Môn...để tìm hiểu sự việc và lấy tư liệu viết bài.

Chúng tôi đến khu chợ xã Văn Môn và một số gia đình khá giả có cơ sở đúc nhôm hỏi han đã nhận được rất nhiều câu trả lời điềm nhiên vui vẻ. Khi tôi ngụ ý than rằng năm nay có con lên học lớp 6 muốn cho vào học trường có chất lượng cao (trường điểm, trường chuyên) nhưng sợ sức học của con thi không đỗ, rất nhiều người ở Văn Môn nói với tôi rằng: Anh chỉ lo bò trắng răng, muốn biết đề trước để thi chắc chắn đỗ thì 8 triệu, còn đã thi nhưng muốn vào học thì 13 triệu, đơn giản gọn nhẹ!, có người thấy tôi ăn mặc lịch sự còn nói đế thêm: người như anh thì 8 hay 13 triệu đáng kể gì, đưa thêm 1 triệu đây, tôi dẫn đường sang Yên Phụ giới thiệu thẳng với thầy, gọn nhẹ, khỏi phải vòng vo...
Khi tôi đặt câu hỏi với người dân ở đây là với số tiền lớn như vậy thì người nghèo, những người chỉ làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ muốn cho con học thì biết làm sao? Chúng tôi đã nhận được ngay cái nguýt dài của những bà vợ chua ngoa, họ nói: “Nghèo cũng chẳng ai thương, đó là giá chung rồi, muốn học thì bỏ tiền ra, không tiền không học, đơn giản như đan rổ!, nghèo muốn học ở đâu thì học”, câu nói chua chát đắng cay làm tôi lạnh cả sống lưng.
Rời Văn Môn tôi đến xã Yên Phụ, một vùng quê yên bình tươi đẹp tôi lang thang và hỏi han những người dân ở đây đường đến nhà thầy xx?, thấy tôi ăn vận lịch sự và giới thiệu là phụ huynh đi làm ở xa, chỉ cần nói đến thế nhiều người đã hồ hởi nói ngay: “ đến nhà thầy xx? để xin cho con vào học à? Người trong làng 8 triệu, còn thiên hạ như anh phải đủ 10”, cũng như ở Văn Môn tôi nói sao số tiền lớn quá vậy thì nhận được câu trả lời: “ đã là người đi hỏi, người ta trả lời thật còn không tin, không tin hỏi ai ở đâu thì hỏi trước khi đến đây, giàu mà “kiệt sỉ” (từ địa phương ý nói keo kiệt). Những câu trả lời làm chúng tôi thấy thật xót xa cho những thân phận người dân nghèo.

Cơ hội nào cho những người nghèo muốn cho con đi học?

Chúng ta thử làm phép tính: theo như giá thóc hiện nay vào khoảng 3 nghìn 500 đồng 1 kg, thì 8 triệu tương đương gần 3 tấn thóc và 10 triệu là 3,5 tấn thóc! Con số lớn khủng khiếp với người nông dân trồng lúa muốn cho con đi học. Còn đối với những người đi làm thuê làm mướn mưu sinh 1 ngày 1 người kiếm được khoảng 60 nghìn đồng, 1 tháng thu nhập từ 1,5 triệu đến tối đa 1,8 triệu đồng trừ đi ăn uốn sinh hoạt gia đình 1 tháng họ tiết kiệm được khoảng 500 nghìn, 1 năm (12 tháng) tích cóp chắt chiu được từ 5 đến 6 triệu, vị chi muốn chạy điểm cho con vào học trường điểm phụ huynh nghèo phải tiết kiệm trong khoảng thời gian suốt từ 1 năm rưỡi đến 2 năm làm quần quật sớm tối! Đó là những phép so sánh đến sững sờ nghiệt ngã.
Những người có mức thu nhập như kể trên, nếu tính ở Yên Phụ hay Văn Môn chiếm tỉ lệ khoảng 80%. Còn các xã khác trong huyện Yên Phong chiếm từ 90 đến 95%, tuỳ xã.
Bên cạnh những mặt trái của xã hội quá đau xót kể trên trong cộng đồng làng xã của chúng ta vẫn còn rất nhiều người tốt, họ là những nhà giáo tâm huyết sẵn sàng dạy thêm để bồi dưỡng kiến thức cho học sinh nghèo với giá tiền thù lao gần như không đáng kể, thậm chí còn không lấy tiền của những học sinh nghèo. Đó là những lớp học được mở ngay tại nhà của những nhà giáo cao quý như: thầy H, thầy K, cô C ở xã Văn Môn. Thầy NH, cô NG, thầy H... ở xã Yên Phụ. Học sinh nghèo có thể hoàn toàn học ngay tại trường làng rồi đến nhà các thầy cô có đức, có tâm, yêu nghề, thương trò để được bồi dưỡng thêm kiến thức. Người viết bài này đã chứng kiến có rất nhiều học sinh nghèo học ngay tại trường xã Yên Phụ, hay Văn Môn hàng năm đạt thành tích rất cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện cũng như cấp tỉnh Bắc Ninh.
Với khoảng tiền 8 đến 10 triệu đồng bà con có thể dùng tiền đó làm vốn kinh doanh, buôn bán làm ăn để thoát khỏi cảnh đói nghèo và hãy cứ yên tâm rằng con em mình vẫn được học trong 1 môi trường giáo dục tốt với những thầy cô tâm huyết ngay tại trường làng.

Trở thành đại gia bằng đồng tiền xương máu của người dân.

Thời gian gần đây trong giới đại gia ăn chơi người ta thấy nổi lên 1 đối tượng "thầy" đại gia thường xuyên xuất hiện ở những tụ điểm ăn chơi khét tiếng như: Từ Sơn (Bắc Ninh), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Việt Trì, Thành Phố Bắc Ninh, Lạng Sơn... những bữa tiệc tiêu tốn 5, 7 tấn thóc, những cô gái chân dài trị giá cả tấn thóc, những ly rượu ngoại đến vài tạ thóc 1 ngụm...Những mảnh đất ở TP. Hà Nội đắt tiền, những căn nhà lầu sang trọng mới xây ở Hà Nội và xã Yên Phụ.... Tất cả đó là những đồng tiền xương máu của dân nghèo. Những phạm pháp kinh tởm này có thể pháp luật chưa biết nhưng chúng tôi biết, các bạn biết, dân làng Yên Phụ và Văn Môn biết, những người "mất" tiền biết...
Nếu chỉ tính lương giáo viên sao nhiều tiền đến vậy?, còn nếu tính 1 mùa tuyển sinh chỉ cần “làm” 50 vụ thôi số tiền đã là 500 triệu đồng Việt Nam rồi! Các cụ đã có câu: “đời cha ăn mặn, thì đời con khát nước”, chúng ta và những người dân nghèo hãy chờ, theo dõi và nghiệm xem, thời gian sẽ là câu trả lời...




PS: "Chúng tôi thực hiện phóng sự này muốn gửi đến bà con trong huyện Yên Phong nói chung và xã Yên Phụ nói riêng thông điệp là: Đừng quá tin vào lời quảng cáo dởm , tự ca ngợi (PR) quá mức từ một số đối tượng xấu có ý định chiếm đoạt tiền bạc, về 1 "trường chuyên", trường điểm. Để rồi phải mất 1 khoản tiền quá lớn đối với những người dân nghèo, trong khi đó những trường lớp ngay tại làng xã mình, (những "trường làng") có chất lượng đào tạo cũng không hề thua kém, với rất nhiều nhà giáo tâm huyết"


Free Counter




18 nhận xét:

  1. Cám ơn bạn đã đưa một mặt trái của xã hội Yên Phụ lên chia sẻ với bà con Internet.
    Đó là một trong những hiện tượng của xã hội đang phát triển: người nghèo vẫn có cơ hội học tốt, còn người giàu có chỗ tiêu tiền. Người giàu tiêu tiền là một việc tốt, vì qua đó mà người nghèo mới kiếm được tiền. Cũng nên nhớ lại những ngày đen tối chính tôi đã phải chịu đựng đói khổ, không có đủ cơm mà ăn, mặc dù gia đình vào loại khá giàu có trong làng.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng tôi thực hiện phóng sự này muốn gửi đến bà con trong huyện Yên Phong nói chung và xã Yên Phụ nói riêng thông điệp là: Đừng quá tin vào lời quảng cáo, tự ca ngợi quá mức về 1 "trường chuyên", trường điểm, để rồi phải mất 1 khoản tiền quá lớn đối với những người dân nghèo, trong khi đó những trường lớp ngay tại làng xã mình, (những "trường làng") có chất lượng đào tạo cũng không hề thua kém, với rất nhiều nhà giáo tâm huyết.

    Trả lờiXóa
  3. "thấy tôi ăn mặc lịch sự và giới thiệu là phụ huynh đi làm xa , chỉ cần nói đến thế nhiều người đã hồ hởi nói ....người trong làng 8 triệu..." bạn viết như thể người yên phụ đã biết rõ về đường dây này ấy nhỉ, đây là thông tin về làng về xã, mình hi vọng mọi thông tin bài viết đưa lên đây phải có tính chân thực tuyệt đối, những người có hứng đọc trang web này mình tin rằng đa số chỉ là người dân yên phụ hoac các xã lân cận , vì vậy mình muốn thông tin ban quản trị đưa lên phải thật chính xác, không lên quá văn vẻ để rùi sai sự thật như mấy trang báo lá cải

    Trả lờiXóa
  4. Chào ban, vì bạn không để lại nick nên chúng tôi không biết gọi bạn thế nào, chúng tôi xin trả lời những thắc mắc của bạn như sau:
    Để thực hiện được bài phóng sự này chúng tôi đã bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, mật phục điều tra, cũng như với nhiều công cụ hỗ trợ kĩ thuật đặc biệt để ngầm ghi âm và phỏng vấn người dân ở nhiều xã (chúng tôi chỉ đưa lên đây 2 xã điển hình trong huyện ta), nên những thông tin ban đầu là tuyệt đối chính xác, mặc dù vậy đây vẫn là nghi án và đang trong giai đoạn điểu tra, chúng tôi chưa thể thông tin cụ thể được hơn trước khi có kết luận chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra. Mến chào bạn!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi là một người dân ở huyện Yên Phong, Tôi rất quan tâm đến giáo dục của huyện nhà, Tôi thấy rằng những luận điệu mà bài viết này đưa lên là không có căn cứ. Tôi biết chắc rằng các thầy như thầy H,thầy Nh, cô Ng v.v trình độ kiến thức thì nghèo nàn, dạy học sinh chưa đến nơi đến chốn mà chỉ khéo mị dân thôi,thậm chí còn có thầy thi lí thuyết giáo viên giỏi cấp huyện còn trượt thì nói gì đến dạy học sinh giỏi

    Trả lờiXóa
  6. Chào bạn,
    Cám ơn bạn đã ghé thăm trang mạng và để lại nhận xét! Nhận định của bạn cũng là một kênh thông tin cho những ai trong ngành giáo dục cũng như những ai quan tâm đến giáo dục huyện ta tham khảo và tìm hiểu thêm.
    Quan điểm của chúng tôi là dân chủ và mọi người tự do bầy tỏ ý kiến riêng của mình trên này.
    Trân trọng!

    Trả lờiXóa
  7. Những ký tự viết tắt chưa hẳn đã là những tên những nhân vật như bạn nghĩ, đôi khi một vài bài viết chúng tôi minh họa bằng những cái tên viết tắt cho dễ hình dung.

    Trả lờiXóa
  8. không phải thế đâu, do ghen ăn tức ở thấy thầy T giàu thì nói bậy thế thôi!

    Trả lờiXóa
  9. Chào bạn,
    Thầy T bạn nghĩ là ai? Mà bạn nhận định như vây? Như đã nói đây là bài phóng sự mà bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ cũng như những công cụ kỹ thuật tiên tiến để chúng tôi có được những chứng cứ ban đầu, còn có tội hay không là việc kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra, chúng tôi chỉ đưa ra các thông tin từ phía phóng viên.

    Trả lờiXóa
  10. Xin lỗi 1 bạn giấu tên vừa để lại nhận xét, chúng tôi không thể đăng nguyên văn nhận xét của bạn được do bạn nói rõ tên cụ thể của cá nhân và tên trường, chúng tôi xin lược bớt và cho đăng lại như sau:
    “ăn thua gì so với thầy T hiệu trưởng trường xx huyện nhà, mỗi xuất vào lớp chọn là 20 triệu, mỗi xuất chuyển trường từ xx2, xx3 về là 15 triệu. đến đấy mà điều tra!”
    Cám ơn bạn, trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi điều tra, cám ơn bạn đã cung cấp thông tin.

    Trả lờiXóa
  11. Thày T ở trường huyện nhà còn ăn bẫm hơn thày T ở yên phụ! mỗi xuất vào lớp 10 chọn thày ăn 20 triệu, mỗi xuất chuyể trường từ xxx về ăn 15 triệu. tôi là phụ huynh đành nghiến răng chịu đau mà không biết kêu ai. nghe nói thày T này còn đang chạy vào lãnh đạo Huyện. khi ấy chắc dân được nhờ to.!?

    Trả lờiXóa
  12. Chào bạn
    Chúng tôi thật không biết nói gì hơn, ngoài chỉ biết thốt lên rằng: Thật quá đau xót cho ngành giáo dục huyện ta.
    Cám ơn bạn đã thông tin đến chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  13. Trăm năm trong cõi người ta
    Nhiều năm HT mới là đủ ăn
    Còn ở đây thì:
    Trăm năm trong cõi người ta
    Một năm HT đã là giau to

    Trả lờiXóa
  14. Cảm ơn mấy câu nảy kiều rất hay của bạn!

    Trả lờiXóa
  15. Những gì bạn nói trên đây có lẽ cũng là sự thật đấy. Ngoài những việc nhận tiền cho mỗi xuất xin vao trường, thi chuyển lớp. Thì thầy T còn không đủ tư cach xứng đáng làm một xx? vì sự phát ngôn bừa bãi với học sinh, thậm chí với cả giáo viên. Là một phụ huynh tôi cảm thấy rất buồn vì mỗi lần nghe con trai tôi kể lại những lời thầy nói vào những buổi tập trung hay những giờ trào cờ. Nào thì “Tôi đến tận nhà xem xem bố mẹ chúng nó ăn gì mà đẻ ra những đứa con ngu và mất dạy thế”…

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi. Mong nhận được nhiều thông tin cung cấp, phản ánh của các bạn.

    Trả lờiXóa
  17. Cám ơn ban quản trị đã đưa thông tin. Tôi thấy bài viết này đúng sự thật,nếu ai đó muốn con mình thi vào trương nam nay thi hay chuan bi tien di

    Trả lờiXóa
  18. MinhHieu
    trả lời:MinhHieu
    Lúc 13:30 Ngày 05 tháng 5 năm 2010
    Chủ đề: Xã hội là vậy !

    Thôi đi ! Mọi người bàn tán làm gì cơ chứ xã hội giờ nó là vậy mà. Cứ có tiền là song hết.còn mấy thằng xx ăn tiền đó chúng nó vẫn cứ giàu to.Mình là dân ngu xx thì đành im thôi.Quan điểm của tôi là vậy nếu tôi nói có gì không phải thì mọi người bỏ qua nha.

    Trả lờiXóa

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này