CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

2 thg 2, 2012

HÀNG LOẠT NHỮNG SAI PHẠM ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN YÊN PHONG, NHƯNG CỐ TÌNH CHÂY Ỳ KHÔNG KHẮC PHỤC


Những hộ dân bị thu hồi đất nhầm đều rất bức xúc, họ không "tâm phục khẩu phục" với kiểu "khắc phục" của UBND huyện Yên Phong là ra hàng loạt quyết định cưỡng chế thu hồi đất, bất chấp sai sót là do phía UBND xã Đông Phong và UBND huyện Yên Phong.
Chuyên mục Qua đường dây nóng, ngày 12-10-2011 đã có bài viết "Chủ tịchhuyện Yên Phong ngang nhiên cưỡng chế trái pháp luật đất của người dân" phản ánh việc Chủ tịch UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ra quyết định thu hồi đất trái luật, khiến người dân địa phương bức xúc. Từ vụ việc này, PV Đường dây nóng đã xác minh và phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình thu hồi đất phục vụ dự án KCN Yên Phong.

Đất ngoài khu công nghiệp vẫn cưỡng chế để cho ai? - Ảnh: Quang Khởi

Đụng đâu sai đấy


Thứ nhất, về trình tự thủ tục thu hồi đất nông nghiệp, UBND huyện Yên Phong và UBND xã Phong Xá đã "đi tắt đón đường", nên việc thu hồi đã được thực hiện nhanh chóng "trên giấy", trái luật. Theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ, quyết định thu hồi đất ngoài việc niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, còn phải được gửi đến người dân có đất bị thu hồi. Cũng theo Nghị định trên, tiếp đó chính quyền địa phương phải gửi Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Thế nhưng, theo xác minh của PV Đường dây nóng, chính quyền địa phương chỉ niêm yết công khai những quyết định trên ở trụ sở UBND xã, và "lờ" đi việc phải gửi đến từng hộ dân có đất bị thu hồi.

Thứ hai, chính từ "thiếu sót" trên, đã dẫn đến việc người dân không được kê khai diện tích bị thu hồi. Nhiều người dân địa phương thông tin đến PV Đường dây nóng rằng, họ chỉ biết được nhà mình bị thu hồi diện tích bao nhiêu, mức đền bù thế nào, v.v… qua những tờ giấy niêm yết ở UBND xã. Người dân không được cán bộ đưa mẫu tờ khai, hướng dẫn người dân tự kê khai diện tích đất mình sử dụng. Cán bộ xã, huyện cũng bỏ qua việc kiểm tra thực địa, mà chỉ ngồi bàn giấy "cào bằng" qua sơ đồ, sổ sách. Thế nên, những hộ gia đình có mâu thuẫn giữa diện tích sử dụng thực tế và diện tích được đền bù đã không được xem xét đến.

Thứ ba, người dân địa phương "tố", hàng loạt thửa ruộng nằm ngoài ranh giới quy hoạch khu công nghiệp (KCN) cũng đã bị UBND huyện Yên Phong "thu hồi". Dư luận địa phương đang đồn thổi theo hai luồng khác nhau: Một là, những thửa ruộng nằm liền kề với KCN Yên Phong rất tiện đường đi lại, bởi thông lối đi với KCN, nếu sau này xây nhà sẽ có mặt tiền rất đẹp, giá trị sử dụng rất lớn, hiện nay đã được "một số nhân vật" ăn chia với nhau. Hai là, một số chủ sử dụng đã cấu kết với cán bộ giải phóng mặt bằng, "đẩy" những thửa ruộng này vào KCN, để "ăn" tiền đền bù khống. Hiện tại, những người chủ cũ của những thửa ruộng này vẫn tiếp tục trồng hoa màu. Trong những hộ này, có ông Bùi Hữu Lực (trú ở xã Đông Phong) kiên quyết không chấp nhận việc thửa đất của mình nằm ngoài ranh giới KCN mà bị thu hồi. Nhưng ông chủ tịch UBND huyện Yên Phong đã không cử cán bộ kiểm tra thực địa, mà ra quyết định cưỡng chế thu hồi thửa ruộng của ông Lực.

Từ 1 thửa ruộng, "lòi" lắm việc làm liều

Đáng nói hơn là việc liên quan đến thửa ruộng mà ông Nguyễn Bá Thịnh (ở xã Đông Phong) đã sử dụng ổn định, liên tục và đúng mục đích từ nhiều năm nay. Ruộng của ông Thịnh nằm giữa một cánh đồng mà 100% trong đó là quỹ đất giao lâu dài, không có thửa nào là đất công ích. Tất cả các hộ xung quanh nhà ông Thịnh được đền bù với giá đất giao lâu dài, ấy thế mà chỉ duy nhất hộ ông Thịnh bị áp giá đền bù theo giá đất công ích rẻ mạt. Ông Thịnh khiếu nại đến UBND huyện Yên Phong, nhưng vẫn phải nhận quyết định cưỡng chế rất vô lý.

Từ việc này, PV Đường dây nóng tìm hiểu, và phát hiện "quy trình thu hồi đất trên giấy" của đơn vị giải phóng mặt bằng huyện Yên Phong, dẫn đến những nhầm lẫn như đã nói ở trên.

Những hộ dân bị thu hồi đất nhầm đều rất bức xúc, họ không "tâm phục khẩu phục" với kiểu "khắc phục" của UBND huyện Yên Phong là ra hàng loạt quyết định cưỡng chế thu hồi đất, bất chấp sai sót là do phía UBND xã Đông Phong và UBND huyện Yên Phong. "Việc chúng tôi chuẩn bị khởi kiện ông chủ tịch UBND huyện Yên Phong có thể là "con kiến đi kiện củ khoai", nhưng chúng tôi vẫn phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình. Mong báo tiếp tục giúp đỡ người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng", một người dân nói. PV Đường dây nóng đã gặp trực tiếp ông chủ tịch UBND huyện Yên Phong đề nghị được trao đổi các vấn đề liên quan, tuy nhiên vị này cáo bận và khước từ. PV đề nghị vị này cho lịch hẹn, vị này cũng từ chối và đùn đẩy PV gặp bộ phận khác, nơi mà PV không thể nhận được câu trả lời rõ ràng.



2 nhận xét:

  1. Tôi là một người dân sống tại huyện Yên Phong gần KCN. Tôi không hiểu tại sao chính quyền địa phương lại thu hồi nhiều diện tích đất của người dân để sử dụng vào mục đích không chính đáng ( Ví dụ: hành lang nằm giữa đường cao tốc và KCN). Đất bỏ hoang, người dân không có đất nông nghiệp. Tôi nghĩ chính quyền cấp trên nên tìm hiểu rõ và có biện pháp can thiệp, thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. việc quản lí trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa không thể không chánh khỏi những sai sót trong quá trình quản lí,cũng như phát triển kinh tế của đất nước. Hiện tại chúng ta đang xây dựng chất và lượng cho nền quản lí và phát triển kinh tế .nhưng cũng xảy ra nhiều bất cập ...

    Trả lờiXóa

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này