CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

23 thg 6, 2010

VỀ VIỆC CHUÔNG CỔ: THƯ NGỎ CỦA CÁC CỤ THƯỢNG, LÀNG YÊN PHỤ

tu.
Về việc chuông chùa xã Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh), chúng tôi tiếp tục nhận được thư của tập hợp các cụ cao niên (“cụ thượng”(các cụ 70,80 tuổi)) trong xã. Để rộng đường dư luận và có cái nhìn nhiều chiều chúng tôi xin phép được đăng tải nguyên văn thư ngỏ của các cụ gửi các cấp có thẩm quyền.
Image Hosted by ImageShack.us
Nick name : quangminh
Email : batuocmongtocrixto@gmail.com
Gửi lúc 20:49, ngày 22 tháng 6 năm 2010

Chúng tôi, những người tâm huyết với làng Yên Phụ


Chúng tôi gồm các “cụ thượng” của làng và ban “khánh tiết*”, thay mặt cho dân làng Yên Phụ (Yên Phong, Bắc Ninh), xin trình bày với các cấp, ngành, các cơ quan có thẩm quyền những ý kiến và nguyện vọng sau đây, rất mong được lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của dân chúng tôi.
Chúng tôi đã trải qua hơn 70, 80 năm sống trên mảnh đất Yên Phụ, nhìn thấy quê hương mình đang đổi mới từng ngày, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh. Chúng tôi rất tự hào vì bao thế hệ đã thành đạt trên vùng đất “Địa linh nhân kiệt” đầy truyền thống văn hoá này.
Được xây dựng từ những triều đại trước thời Nguyễn, quần thể di tích lịch sử gồm: Đình, Chùa, Đền, Miếu đều có những di tích để lại cho đến ngày nay. Đặc trưng là chùa “PHÚC SƠN”, với kiến trúc chùa (mái,cột trụ), những chạm nổi hình rồng, ‘bình hương”, “đại tự”, tượng phật…Trong chùa còn có một chiếc chuông cổ thời nhà Nguyễn (đời Minh Mạn) còn lưu giữ, bốn mặt chuông đúc có khắc các chữ hán: “Phúc, Tự, Sơn, Trung”. Chuông được đúc bằng đồng, vàng, bạc, bạch kim… và những đồng tiền xu thời bấy giờ. Bao gồm nhiều người dân làng Yên Phụ đóng góp và những người khách thập phương (nơi khác) đến công đức. Phải chăng sự nóng chảy hòa quyện từ những chất liệu quý và tấm lòng hảo tâm của các tầng lớp thời đó, nên chuông chùa Phúc Sơn đã có âm thanh vang lên nét riêng biệt, đặc trưng.
Trong những năm kháng chiến, khi biết tin giặc Pháp kéo về chiếm đóng, dân làng chúng tôi bao gồm già, trẻ, gái, trai ra sức bảo vệ mảng đất này. Chúng tôi cùng các cụ đã phá chùa trăm gian, giấu những vật cổ cha ông để lại, trong đó có chiếc chuông chùa Phúc Sơn.
Ngày ấy vùng đất quê hương chúng tôi vẫn còn quanh co, khúc khủy, đất cần sỏi đá, trên con đường ấy chúng tôi đã lăn chiếc chuông đi giấu ở ao làng. Do vội vàng cất giấu trên con đường làng đầy sỏi đá, nên vành chuông đã bị mẻ một góc, một số chữ cũng đã bị mất, mà sau này nhiều cụ biết chữ hán trong làng hay khách đến tham quan nghiên cứu cũng không dịch được câu văn đã bị mờ nhoà đó.
Núm chuông (phần nhô, nổi trên quả chuông) còn những vết tích của đá, dao, búa hay bất cứ thứ gì mà ngày ấy chúng tôi cầm, nắm được để gõ chuông khi có giặc đến, có cháy, hay thông báo của làng… Tiếng chuông bấy giờ vang xa, trong thanh khắp xóm làng đồng quê.
Trong những ngày kháng chiến, chuông chùa được treo ở Ủy ban xã cũ, những đứa trẻ nô đùa đã đu, gõ, chiếc chuông và làm chi tiết “đuôi rồng” bị gãy. Trải qua nhiều thập niên, chiếc chuông đã chuyển sang màu “ghi xám xanh”, hay người dân tôi vẫn thường gọi là màu “xanh mốc”
Trong thời gian khoảng 8 đến 10 năm trước, khi chùa Phúc Sơn tu sửa, chiếc chuông được hạ xuống và vào lúc nửa đêm có người dân Yên Phụ đã trông thấy chiếc chuông bị chở đi ra khỏi làng. Khi chúng tôi biết được, có trò chuyện với sư thầy, thì sư thầy nói chiếc chuông được đem đi “làm mẫu”? và chiếc chuông đang cheo hiện nay là chuông được tặng.
Suốt thời gian im lặng cho đến đầu tháng 5 năm 2010 này nhân dịp chùa mở cửa cho các cụ vào làm lễ, chúng tôi đã vào xem chuông, cùng một số người dân tâm huyết với di tích, văn hoá làng xã. Mặc dù chúng tôi chưa có một đơn hay kiến nghị gì với Ủy ban hay cán bộ xã, là chiếc chuông chùa Phúc Sơn bị tráo. Thì cán bộ xã đã gọi loa đài (loa phóng thanh công suất lớn) họp dân, thông báo trước hàng vạn người dân Yên Phụ là: “có người dân nghi ngờ về chiếc chuông chùa Phúc Sơn bị tráo”?. Sau đó có đại diện cán bộ phòng văn hóa huyện đọc văn bản trước người dân với nội dung: “chuông hiện tại đúng là chuông của chùa Phúc Sơn”, “nếu ai có thắc mắc gì thì viết đơn ra xã” (nguyên văn lời của công an xã phát biểu trước nhiều người dân). Chúng tôi có ra xã trao đổi với đồng chí Hiền đại diện phòng văn hóa, nhưng không có kết quả, trong khi đó cán bộ xã lại ngay lập tức vắng mặt!?.
Người dân trong xã đã phẫn nộ trước sự thật không thể tin!. Không giấu được nỗi bức xúc, một số các cháu do thiếu hiểu biết, nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật, nên đã có những hành vi sai trái. Sau đó đồng chí Hiền đã thừa nhận trước dân chúng là đã nhận tiền "bồi dưỡng" của cán bộ xã và họ đã biên bản sẵn để đọc văn bản trước dân ở chùa Phúc Sơn.

Tại sao cán bộ xã lại phải làm như vậy?

Năm 1999 - 2000 làng Yên Phụ rất vinh dự được đón tiếp 95 vị, đại diện gồm: các cán bộ tham mưu về văn hoá của tỉnh Bắc Ninh, về dự hội thảo “Miếu Bạch Kê” và “Chùa Phúc Sơn” để ghi nhận di tích lịch sử. Trong tập tài liệu hội thảo ngày đó có ghi rõ đặc điểm và kích thước của chuông chùa Phúc Sơn như sau: cao 1,1m, rộng 1,6m, vòng dưới 2,2m. Chúng tôi đem so sánh thì đã có sự chênh lệch kích thước rõ rệt so với chiếc chuông hiện nay đang được cheo ở chùa Phúc Sơn (nhỏ hơn và có màu đồng thau).
Sau đó chúng tôi được cán bộ xã cho xem tập tài liệu về Miếu và chùa Phúc Sơn năm 2001. Mặc dù có hình ảnh kèm theo, nhưng tập tài liệu đó không có chữ ký và dấu xác nhận của một cơ quan nào cả? vì vậy chúng tôi rất trăn trở!. Vậy tại sao lại đưa ra tập giấy này cho dân làng xem làm bằng chứng?, trong khi không có chữ ký hay dấu của một cơ quan nào cả? vậy câu hỏi nghi vấn đặt ra là gì…?
Dựa vào những chứng cứ chúng tôi nắm được về chiếc chuông cổ chùa Phúc Sơn (hiện chúng tôi đang cầm trong tay tập tài liệu về hội thảo năm 1999 - 2000 do Tỉnh Bắc Ninh, huyện đã công nhận Miếu bạch kê và chùa Phúc Sơn là di tích lịch sử). Chúng tôi các “cụ thượng” trong làng và ban “khánh tiết” cùng nhiều người dân Yên Phụ khẳng định chiếc chuông hiện nay ở chùa Phúc Sơn đã bị đánh tráo.
Chúng tôi, những người dân Yên Phụ, rất mong các cấp, các nghành, cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để vụ việc xảy ra sớm được sáng tỏ một cách công lý nhất.

Xin chân thành cảm ơn!.

.
Ghi chú: *Ban Khánh Tiết trong làng là “Ban” tập hợp các cụ cao niên trong làng, trong ban ấy đều là những người được cả làng kính trọng, uy tín. Ban khánh tiết thường họp bàn và phân công, lo liệu công việc trong năm, cúng, tế, lễ hội, việc tết nhất, đình đám. Mời và trả lễ các đình làng bên khi được mời lại.

1 nhận xét:

  1. Chủ đề: YEU LÀNG QUÊ
    Người con của làng
    Mail: mhoquehuong2008200@yahoo.com
    Lúc 23:18 Ngày 24 tháng 1 năm 2011
    Như các bạn đã biết về chuông cổ làng tôi, làng tôi xưa nay giàu truyền thống anh hung cha truyền con nối đã sinh ra những vị anh hùng cũng như bao người tài giỏi đã hi sinh để có được ngày hôm nay, cho con em chúng ta đều được đi học cấp sách đến trường. Thế nhưng đã có một số con người không biết quý trọng mà cha ông ta đã để lại mà đã đem bán những di tích lịch sử đi theo thời gian để chuộc lợi??? xin hỏi mọi người ai dám đứng ra để tìm ra người đó có khi người đó có chức có quyền? và tại sao ngành chức năng chỉ làm việc với người dân sao không điều tra những kẻ đã tráo chuông??? Xin hỏi công lý ở đâu…

    Trả lờiXóa

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này