.
Về chuyện chuông cổ chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết của một bạn độc giả xã Yên Phụ, có nick là "batuocmongtocrixto@gmail.com", chúng tôi xin đăng nguyên văn thư của bạn dưới đây:
Tên : batuocmongtocrixto@gmail.com
Email : batuocmongtocrixto@gmail.com
Lúc 10:11 Ngày 11 tháng 6 năm 2010
Chủ đề: Điều muốn nói về một tình yêu dành cho làng tôi.
Tôi rất tự hào được sinh ra trên mảnh đất Yên Phụ, Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Hơn 26 năm từ khi lọt lòng mẹ, được bên bà nội kể về những di tích lịch sử của làng đã trải qua, sương máu có được ngày giữ được xóm làng như ngày hôm nay, dường như trong tôi đã thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước từ thủa ấu thơ ấy. Trên đà phát triển cùng đất nước tuy người dân nơi đây vẫn còn nghèo đói, song không ít những cố gắng của nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu, cũng nhờ ơn Đảng mà tôi và nhiều người dân Việt Nam được sống tự do và hạnh phúc...
Tôi là một nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, sống và làm việc tại quê hương, trong tháng ngày vừa qua tôi được chứng kiến cảnh nhân dân xã Yên Phụ (làng tôi), tôi rất bàng hoàng trước cảnh tượng người dân bức xúc và hành động như vậy. Cũng là một người dân tôi ý thức được trách nhiệm và quyền của một công dân Việt Nam, vụ việc xảy ra vô cùng nghiêm trọng, trước những hành vi quá khích của những phần tử xấu, bản thân tôi luôn quan tâm đến tình hình văn hóa xã hội làng tôi, xong vụ việc này cũng là tất yếu.
Tin đồn, hay có thật về vụ “chuông làng” cũng đang là vấn đề tôi rất day rứt trong lòng, để tự tìm cho mình câu trả lời tôi đã tự tìm hiểu. Tôi được tiếp xúc với các cụ cao tuổi trong làng, nghe về họ kể lịch sử của chiếc chuông tôi lại càng thấy rõ tại sao vấn đề lại nghiêm trọng đến thế, thời chiến tranh không mất mà sao thời bình lại mất? Câu hỏi này tôi dành cho những cơ quan có thẩm quyền điều tra và làm rõ. Vào một ngày gần đây tôi đã được xem một tập tài liệu về chùa Phúc Sơn và miếu đền, đình. Hồ sơ có nghi nhận chi tiết về những di tích của thời Nguyễn để lại, trong đó có chiếc chuông chùa với kích cỡ có chênh lệch so với cái chuông hiện tại của làng tôi và được phòng văn hóa tỉnh Bắc Ninh đóng dấu và có chữ ký năm 1999. (hiện Ban khánh tiết của đền Yên Phụ đang giữ và một số người dân có bản sao dấu ấn) Còn bản chính quyền xã đang cầm làm bằng chứng cho rằng chiếc chuông không bị tráo đổi lại có cả hình ảnh, xong quan không hề có chữ ký hay dấu của cơ quan nào cả...
Tôi được biết cả làng tôi trong khi đang chờ kết quả thì một số người tâm huyết đưa ý kiến lại bị cho rằng tung tin kích động?... điều tôi băn khoăn là những người đã phát hiện ra chiếc chuông không phải là chuông của chùa Phúc Sơn họ có được bảo vệ hay khen ngợi không? hay đứng vào lẽ phải lại trở thành thế yếu trước những thế lực muốn vùi chôn những sai lầm mà họ đã gây ra?. Có lẽ phải trả lời như thế nào có lẽ cần những người đi tìm công lý để trả lời, để cho dân tôi không bức xúc trước những vụ việc đáng tiếc vừa qua. Rất mong cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ vụ việc sớm nhất.
Về chuyện chuông cổ chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết của một bạn độc giả xã Yên Phụ, có nick là "batuocmongtocrixto@gmail.com", chúng tôi xin đăng nguyên văn thư của bạn dưới đây:
Tên : batuocmongtocrixto@gmail.com
Email : batuocmongtocrixto@gmail.com
Lúc 10:11 Ngày 11 tháng 6 năm 2010
Chủ đề: Điều muốn nói về một tình yêu dành cho làng tôi.
Tôi rất tự hào được sinh ra trên mảnh đất Yên Phụ, Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Hơn 26 năm từ khi lọt lòng mẹ, được bên bà nội kể về những di tích lịch sử của làng đã trải qua, sương máu có được ngày giữ được xóm làng như ngày hôm nay, dường như trong tôi đã thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước từ thủa ấu thơ ấy. Trên đà phát triển cùng đất nước tuy người dân nơi đây vẫn còn nghèo đói, song không ít những cố gắng của nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu, cũng nhờ ơn Đảng mà tôi và nhiều người dân Việt Nam được sống tự do và hạnh phúc...
Tôi là một nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, sống và làm việc tại quê hương, trong tháng ngày vừa qua tôi được chứng kiến cảnh nhân dân xã Yên Phụ (làng tôi), tôi rất bàng hoàng trước cảnh tượng người dân bức xúc và hành động như vậy. Cũng là một người dân tôi ý thức được trách nhiệm và quyền của một công dân Việt Nam, vụ việc xảy ra vô cùng nghiêm trọng, trước những hành vi quá khích của những phần tử xấu, bản thân tôi luôn quan tâm đến tình hình văn hóa xã hội làng tôi, xong vụ việc này cũng là tất yếu.
Tin đồn, hay có thật về vụ “chuông làng” cũng đang là vấn đề tôi rất day rứt trong lòng, để tự tìm cho mình câu trả lời tôi đã tự tìm hiểu. Tôi được tiếp xúc với các cụ cao tuổi trong làng, nghe về họ kể lịch sử của chiếc chuông tôi lại càng thấy rõ tại sao vấn đề lại nghiêm trọng đến thế, thời chiến tranh không mất mà sao thời bình lại mất? Câu hỏi này tôi dành cho những cơ quan có thẩm quyền điều tra và làm rõ. Vào một ngày gần đây tôi đã được xem một tập tài liệu về chùa Phúc Sơn và miếu đền, đình. Hồ sơ có nghi nhận chi tiết về những di tích của thời Nguyễn để lại, trong đó có chiếc chuông chùa với kích cỡ có chênh lệch so với cái chuông hiện tại của làng tôi và được phòng văn hóa tỉnh Bắc Ninh đóng dấu và có chữ ký năm 1999. (hiện Ban khánh tiết của đền Yên Phụ đang giữ và một số người dân có bản sao dấu ấn) Còn bản chính quyền xã đang cầm làm bằng chứng cho rằng chiếc chuông không bị tráo đổi lại có cả hình ảnh, xong quan không hề có chữ ký hay dấu của cơ quan nào cả...
Tôi được biết cả làng tôi trong khi đang chờ kết quả thì một số người tâm huyết đưa ý kiến lại bị cho rằng tung tin kích động?... điều tôi băn khoăn là những người đã phát hiện ra chiếc chuông không phải là chuông của chùa Phúc Sơn họ có được bảo vệ hay khen ngợi không? hay đứng vào lẽ phải lại trở thành thế yếu trước những thế lực muốn vùi chôn những sai lầm mà họ đã gây ra?. Có lẽ phải trả lời như thế nào có lẽ cần những người đi tìm công lý để trả lời, để cho dân tôi không bức xúc trước những vụ việc đáng tiếc vừa qua. Rất mong cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ vụ việc sớm nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết: