Sau khi phát hiện thấy cuộc tìm kiếm
9 hài cốt liệt sĩ dưới sự hướng dẫn của tên Nguyễn Thanh Thủy (thôn Trác Bút,
thị trấn Chờ, huyện Yên Phong – Bắc Ninh) tại thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện
Gio Linh, Quảng Trị) vào ngày 25/7/2013 có nhiều biểu hiện nghi vấn,
...cơ
quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc điều tra, vạch trần trò lừa đảo của
Nguyễn Thanh Thủy. Cùng với đó, cũng có nhiều điều nghi vấn liên quan đến sự hỗ
trợ tìm kiếm của Công đoàn NHCSXH cần được làm sáng tỏ.
Chỉ
ra sự thật!
Trung
tá Nguyễn Văn Ty - Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Gio Linh cho
biết, Quảng Trị là chiến trường ác liệt, là nơi ngã xuống của hàng vạn chiến sĩ
Giải phóng quân trong cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng dân tộc. Đã có hơn
6 vạn liệt sĩ được tìm thấy hài cốt (biết tên và chưa biết tên) đang yên nghỉ
tại 72 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn Quảng Trị.
Nhưng
còn rất nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt, cùng với nỗi khắc khoải của
người thân và những cuộc tìm kiếm xuyên thế kỷ. Chính vì thế, công tác tìm kiếm
và cất bốc hài cốt liệt sĩ không chỉ là trách nhiệm mà còn là việc nhân nghĩa,
thể hiện đạo lý sâu sắc “uống nước nhớ nguồn”. Và mỗi một phát hiện có hài cốt
liệt sĩ đều là tin vui của toàn dân Việt.
Tuy
nhiên, sự kiện cất bốc 9 hài cốt liệt sĩ, tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm
của tên Nguyễn Thanh Thủy diễn ra vào ngày 25/7 vừa qua tại thôn Lâm Xuân, xã
Gio Mai, huyện Gio Linh đã khiến cho dư luận và cơ quan chức năng Quảng Trị vô
cùng bức xúc, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy “nhà ngoại cảm” này đang giở trò
“lừa bịp”.
Việc
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị kết luận không đủ cơ sở xác nhận đó là hài
cốt liệt sĩ càng khiến cho những người trong cuộc như Ngân hàng chính sách xã
hội (NHCSXH) phải lúng túng, thậm chí đã tránh trả lời những câu hỏi của PV đặt
ra.
Cụ
thể, ngày 15/7, NHCSXH Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Quảng Trị có công văn số 512
gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy tập mộ liệt sĩ ghi: “Theo chương trình tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, trong hai ngày 25 và 26/7/2013, NHCSXH Việt Nam
phối hợp với nhà tâm linh ngoại cảm xác định và tổ chức tìm kiếm hài cốt 9 liệt
sĩ có tại vị trí thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai…”.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Gio Linh
Trung
tá Nguyễn Văn Ty cho biết, trong một cuộc họp (ngày 18/7) về vấn đề liên quan,
Trung tá Ty tham dự cuộc họp và bày tỏ chính kiến không thực hiện quy tập bởi
việc tìm kiếm theo “nhà ngoại cảm” thiếu căn cứ thực tế. Ban Chỉ huy Quân sự
huyện Gio Linh cũng thắc mắc tại cuộc họp này vì sao phải an táng các liệt sĩ
(nếu tìm thấy hài cốt) tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 mà không phải
là nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Và những điều bất thường này đã khiến cho lực
lượng quân đội đặt ra nghi vấn.
Lực
lượng cán bộ quân sự tỉnh đã rà soát lại danh sách liệt sĩ mà tên Nguyễn Thanh
Thủy cung cấp. Ban Chỉ huy Quân sự huyện Gio Linh cũng âm thầm cử một số trinh
sát về địa bàn thu thập thông tin thì bất ngờ được người dân cho biết, cách đây
vài tháng có xuất hiện nhiều ô tô lạ về hiện trường nơi “nhà ngoại cảm” chỉ có
hài cốt. Trước những thông tin này, cơ quan quân sự càng chắc chắn rằng việc
tìm mộ hài cốt theo hình thức trên là hoàn toàn không có cơ sở.
Để
tìm bằng chứng vạch mặt tên Thủy cùng đồng bọn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng
Trị đã ra kế hoạch khảo sát, cất bốc hài cốt liệt sĩ, ngoài cán bộ Huyện đội
còn điều động 30 dân quân xã và công an viên tham gia... Phía cơ quan quân sự
yêu cầu phải bàn giao hiện trường vào ban ngày và ấn định thời gian là 15h30’
ngày 25/7/2013.
Theo
chỉ dẫn của tên Nguyễn Thanh Thủy, 9 liệt sĩ được chôn cất tập thể tại 3 điểm.
Điểm thứ nhất có 5 hài cốt, điểm thứ hai có 3 hài cốt và điểm cuối cùng có 1
hài cốt. Đây là vùng cát bồi và là khu vực trồng nhiều cây tràm. Trong quá
trình khai quật, lực lượng không dùng cuốc xẻng mà làm bằng tay, trước khi chạm
đến phần có xương vụn và hiện vật (3 bi đông và 1 số cúc áo) tại 3 điểm mà nhà
ngoại cảm chỉ dẫn, lực lượng chức năng đã phát hiện những bất thường tại hiện
trường như đã đề cập ở bài viết trước.
Sau
khi được “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy chỉ vị trí của 3 hố chôn có
hài cốt liệt sĩ, lập tức Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phong tỏa hiện
trường. Ngoài lực lượng cất bốc là dân quân tự vệ, công an viên, những ai không
phận sự không được phép vào khu vực này. Dưới sự giám sát của Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh Quảng Trị, cuộc quy tập được Đại tá Trần Minh Thanh - Chính ủy Bộ Chỉ
huy Quân sự Quảng Trị trực tiếp chỉ đạo.
Khoảng
20h30’ ngày 25/7, việc khai quật hoàn tất. Một phiên họp tại hiện trường do Đại
tá Trần Minh Thanh chủ trì được diễn ra trước khi lập biên bản xác minh hiện
trường quy tập hài cốt liệt sĩ (gồm Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị, đại diện UBND
xã Gio Mai và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị).
Nội
dung kết luận tại biên bản này như sau: Hiện trường mà NHCSXH tỉnh Quảng Trị đề
nghị khai quật đã được chuẩn bị từ trước vì: quan sát bằng mắt thường có nhiều
rễ cây đã bị đào bới và chặt phá từ trước; đào bằng tay sâu xuống được 1m; vị
trí các hài cốt phát hiện không phù hợp với tư thế chôn cất tự nhiên; đất lẫn
với hài cốt màu nâu vàng không phù hợp với đất tự nhiên tại các vị trí khai
quật.
Ngoài
ra, đối chiếu với thông tin của liệt sĩ Tạ Văn Tín thì được biết chính xác nơi
liệt sĩ này hy sinh là cao điểm 420, thuộc địa bàn huyện Hướng Hóa (cách khoảng
100km so với vị trí khai quật)... trong khi danh tính 2 trong 9 hài cốt được
ông Thủy xác định là của liệt sĩ Tạ Văn Tín, hy sinh ngày 27/6/1969, và liệt sĩ
Nguyễn Như Hồ, hy sinh ngày 25/5/1968.
Nhìn
vào thông tin trên có thể thấy ngay sự bất thường vì thời điểm liệt sĩ Tín và
liệt sĩ Hồ hy sinh cách nhau hơn 1 năm, đặt giả thiết cả hai liệt sĩ hy sinh
tại một vị trí thì liệu có thể được chôn cất tập thể hay không? Đây là điều khó
xảy ra, nếu như không muốn nói là không bao giờ xảy ra.
Vả
lại, nếu đã là hố chôn tập thể thì trước đó phải diễn ra một trận đánh ác liệt
hay sập hầm. Chắc chắn điều này “nhà ngoại cảm” không lường tới được (?!).
Những bằng chứng có tính khoa học này đã làm hé lộ bộ mặt “lừa bịp” của tên Thủy.
Nhiều
vấn đề đang được làm sáng tỏ
Ông
Trương Hữu Bình - Bí thư Đảng ủy xã Gio Mai cho biết: “Ngày 25/7, chúng tôi
được NHCSXH Việt Nam mời đến tham dự buổi cất bốc hài cốt liệt sĩ tại cánh đồng
Cát, thuộc thôn Lâm Xuân. Tại đây, dân quân xã đã được huy động để phối hợp tìm
kiếm. Tuy nhiên, trong quá trình cất bốc hài cốt, anh em phát hiện nhiều nghi
vấn.
Cụ
thể, nơi được chỉ định theo hình chữ nhật với chiều ngang 0,6 m, dài 1,8 m thì
đất tơi xốp, đào được bằng tay. Ngoài diện tích này ra thì đất cứng, phải dùng
cuốc, xẻng. Đặc biệt, khi đào sâu 60 cm thì phát hiện một số lá cây tràm còn
xanh, nhiều rễ cây bị chặt đứt từ trước.
Lúc
mọi người đào sâu 80 cm thì phát hiện 3 bình bi đông Trung Quốc bị méo, còn
mới, không có nắp, trên 3 thân bình khắc tên 3 liệt sĩ, dấu khắc còn sắc và
mới, 6 người còn lại không có tên. Riêng phần xương được tìm thấy không có rễ
cây bám vào theo quy luật tự nhiên. Lớp đất đen ở dưới hố này cũng không phải
là lớp đất nguyên thủy mà là lớp đất sét được mang từ nơi khác đến.
Hơn
nữa, khu vực này vốn là cánh đồng lúa của người dân trồng từ những năm 1966 đến
1969, sau này dân bỏ hoang. Do tình trạng cát bay, cát nhảy bồi lấp hình thành
cồn cát, nếu đào sâu 80 cm vẫn chưa chạm đến phần đất ruộng, tức hài cốt của
các liệt sĩ nằm ở độ sâu đó là không hợp lý. Quá trình khai quật chỉ tìm được
vài cúc áo, nếu tìm đúng phải có 180 cái. Với kinh nghiệm nhiều lần theo dõi,
chứng kiến cất bốc mộ liệt sĩ, tôi thấy đây là trường hợp có sự dàn xếp
trước…”.
Ông
Bình cũng xác nhận, sau khi sự việc xảy ra, nhiều người dân “tố” đã từng gặp
ông Nguyễn Thanh Thủy (người tự nhận là có khả năng ngoại cảm hướng dẫn cuộc
tìm kiếm này - PV) vào đây để khảo sát địa điểm trước.
tên Thủy đang thể hiện chém gió
Ông
Nguyễn Tài Cương - công an viên thôn Lâm Xuân cũng khẳng định từng thấy một
chiếc ô tô thường xuyên dừng lại tại địa điểm này vào ban đêm, cách ngày cất
bốc khoảng 4 tháng. Riêng ông Nguyễn Văn Hợp (80 tuổi, ở thôn Lâm Xuân) cho
biết, ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, ngày trước đây là đoạn đường dẫn
ra sông Cánh Hòm. Bộ đội ta thường vận chuyển vũ khí từ sông này lên chi khu
Quản Ngang (Đông Hà) để đánh giặc nhưng ở đây chưa bao giờ có liệt sĩ hy sinh.
Đại
tá Trần Minh Thanh - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cho biết: “Căn
cứ vào hiện trường, chúng tôi cho rằng bãi đất được cho là có 9 hài cốt liệt sĩ
đã được chuẩn bị từ trước. Họ đã đưa xương và các di vật của bộ đội vào. Ngoài
ra, trong 3 hố khai quật chỉ xác định tên tuổi 3 liệt sĩ (liệt sĩ Tạ Văn Tín,
sinh năm 1946, hy sinh ngày 27/6/1969; liệt sĩ Nguyễn Như Hồ, hy sinh ngày
25/5/1968; và liệt sĩ Hoàng Văn Thành, sinh năm 1942), trong đó liệt sĩ Tạ Văn
Tín thuộc Sư đoàn 320.
Tuy
nhiên, theo hồ sơ lưu trữ tại cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, liệt sĩ Tạ Văn
Tín không thuộc Sư đoàn 320 mà thuộc Sư đoàn 304, hy sinh tại cao điểm 420 ở
huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) năm 1969. Hơn nữa, người mất năm 1968 mà chôn cùng
địa điểm với người mất năm 1969 là không hợp lý. Vì vậy, chúng tôi cho rằng
không đủ cơ sở để khẳng định đó là những hài cốt liệt sĩ”.
Cũng
theo ông Thanh, hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở
LĐ-TB&XH giám định ADN để có kết luận cuối cùng. Ông Thanh cho biết: “Dù
tại hiện trường đã xác định được việc cất bốc hài cốt trên là do dàn xếp, nhưng
nhiệm vụ của chúng tôi là chỉ kiểm tra hài cốt, còn việc nhà ngoại cảm có lừa
đảo thân nhân liệt sĩ hay không thì thuộc thẩm quyền của công an, nên khi sự
việc xảy ra, chúng tôi đã có công văn báo cáo tỉnh, quân khu và cơ quan chức năng...”.
Sau
khi có nghi vấn 9 bộ hài cốt trên không phải là hài cốt liệt sĩ, Bộ Chỉ huy
Quân sự, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Công đoàn, NHCSXH Việt Nam -
Chi nhánh Quảng Trị không được phép đưa 9 tiểu sành đựng các mẫu vật tìm thấy ở
thôn Lâm Xuân vào Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 khi chưa có kết luận
cuối cùng.
Tuy
nhiên, ông Phan Văn Linh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết các
bộ hài cốt đã được đưa vào Nghĩa trang Đường 9 theo hình thức “ký gửi”. Tức là
những tiểu sành này vẫn được chôn cất theo từng ngôi mộ riêng trong nghĩa trang
nhưng chưa ghi tên, tuổi và công bố trong danh sách các liệt sĩ đang yên nghỉ
tại nghĩa trang này mà phải chờ kết quả giám định ADN từ Bộ LĐ-TB&XH. Nếu
xác định đây là các hài cốt liệt sĩ giả sẽ đưa ra khỏi nghĩa trang.
Mặt
khác, theo quy định của Nhà nước, nếu tìm thấy và khai quật được hài cốt liệt
sĩ ở hố chôn tập thể thì không được phân chia các hài cốt thành riêng lẻ. Song
qua 3 hố chôn tập thể với 9 hài cốt như đề cập ở trên thì một số cán bộ nhân
viên NHCSXH tỉnh Quảng Trị có mặt tại đây đã bất chấp quy định của Nhà nước và
một mực nhờ “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy phân ra từng bộ hài cốt riêng lẻ.
Theo thông tin mà PV có được, chi phí cho việc tìm kiếm mỗi bộ hài cốt liệt sĩ
sẽ được NHCSXH Việt Nam bỏ ra ít nhất là gần 200 triệu đồng. Liệu việc phân
chia hài cốt ra thành từng bộ có liên quan đến vấn đề này?
Ở
một diễn biến khác, các cán bộ, bộ đội chuyên đi quy tập, cất bốc hài cốt liệt
sĩ thuộc Tỉnh đội Quảng Trị cho biết, các bộ xương được tìm thấy như đề cập
trên có nhiều vấn đề. Nếu là xương cốt liệt sĩ, lúc được đưa lên khỏi mặt đất,
cầm và vo nhẹ sẽ bị vỡ vụn ra và có bột màu trắng. Song, với các xương được tìm
thấy ở 3 hố trên thì không thấy điều này mà vẫn còn nguyên vẹn từng ống và chắc
cứng.
Liên
quan đến sự việc này, đầu tháng 8/2013, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã có
văn bản đề nghị Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng giúp đỡ bằng cách cử cán
bộ trực tiếp đến hiện trường lấy mẫu vật để làm các xét nghiệm khoa học, củng
cố thêm chứng cớ nhằm đưa chân tướng của Nguyễn Thanh Thủy cùng đồng bọn ra
trước ánh sáng.
Th.S Lê Văn Cát – Trưởng khoa Xét nghiệm (thuộc
Viện Pháp y Quân đội) cũng đã xác nhận việc này. Hiện các mẫu vật nằm trong
cuộc tìm kiếm của tên Nguyễn Thanh Thủy tại xã Gio Mai (huyện Gio Linh – Quảng
Trị) diễn ra vào ngày 25/7 đã được Viện Pháp y Quân đội thu thập và đem về
trung tâm xét nghiệm, khi có kết quả sẽ gửi cho Ban điều tra tỉnh Quảng Trị xử
lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết: