Tên Nguyễn Thanh Thủy (thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) cùng đồng bọn là Mẫn Thị Duyên (Bắc Ninh, vợ hờ của Thủy) liên hệ, câu kết với một số đối tượng thực hiện hoạt động quy tập hài cốt liệt sĩ thực chất là làm giả mộ liệt sĩ tại nhiều địa phương cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Cuối năm 2012 và từ đầu năm 2013 đến nay, tên Thủy, Duyên cùng các đối tượng khác, được sự nhất trí của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đã triển khai nhiều hoạt động tại 3 tỉnh: Đăk Lăk, Bình Phước và Quảng Trị.
Cuối tháng 7/2013, một đoàn tìm mộ liệt sĩ dưới sự hướng dẫn của “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy đã khai quật những di vật được cho là của 9 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc tại huyện Gio Linh – Quảng Trị. Tuy nhiên, địa điểm cất bốc 9 bộ hài cốt cùng danh tính của những liệt sĩ trong cuộc khai quật do Nguyễn Thanh Thủy chỉ định có quá nhiều nghi vấn.
Cuộc tìm kiếm khó hiểu
Chiều tối ngày 25/7/2013, hàng trăm người tập trung tại một triền cát thuộc thôn Lâm Xuân (xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị) để tiến hành khai quật, cất bốc mộ liệt sĩ do Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức.
Nhân vật trung tâm của chuyến đi hôm ấy không ai khác chính là đối tượng Nguyễn Thanh Thủy, quê ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh – người được cho là có khả năng ngoại cảm, tìm được mộ liệt sĩ, do đại diện Công đoàn NHCSXH mời đi cùng để thực hiện các chuyến đi tìm mộ liệt sỹ trên các chiến tuyến máu lửa của dân tộc. Chuyến đi này, Thủy xác định có 9 hài cốt liệt sĩ được chôn chung một chỗ. Trong đó có 3 liệt sĩ đã biết rõ tên tuổi, quê quán, còn lại là những liệt sĩ vô danh.
Đi theo cuộc tìm kiếm ngày hôm ấy, không chỉ có tên Thủy, đại diện NHCSXH và rất đông đại diện cơ quan chính quyền tỉnh Quảng Trị, mà còn có cả thân nhân của 3 liệt sĩ được Thủy xác định danh tính từ trước khi đến địa điểm khai quật, đó là: liệt sĩ T.V.T., sinh năm 1946, hy sinh ngày 27/6/1969 (người nhà là bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), liệt sĩ N.N.H., thuộc Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, hy sinh ngày 25/5/1968 (người nhà là bà Lê Thị Hiền - Kế toán trưởng NHCSXH Việt Nam); và liệt sĩ H.V.T...
Buổi khai quật do tên Nguyễn Thanh Thủy chỉ huy
Khi đoàn chỉ vừa đặt chân đến thôn Xuân Lâm, xã Gio Mai, giữa một vùng đất hoang vu, không khí có phần tĩnh mịch, u ám trong làn khói hương nghi ngút, trước bàn hương án, Thủy bắt đầu khấn nguyện. Sau lưng Thuỷ, đại diện thân nhân 3 liệt sĩ được tìm kiếm cũng quỳ xuống nền đất, chắp tay khấn vái.
Sau một vài phút, Thủy đi đến một khu đất trống, có nhiều bụi cỏ đã khô héo, một số rễ cây nổi trên mặt đất, rồi phán ngay rằng: “Có 3 hố chôn tập thể các liệt sĩ nằm sát nhau trong bán kính 70m thuộc khu vực cồn cát giáp ranh thôn Tân Minh, xã Gio Thành với thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (Gio Linh- Quảng Trị) tại đó có 9 hài cốt liệt sĩ, sẽ được cất bốc, đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 an táng vào sáng 26/7”.
Trước lời phán của Thuỷ, đã có không ít người tỏ ra nghi ngờ, nhất là cánh phóng viên. Tuy nhiên, ngay khi tiến hành, đoàn tìm kiếm này đã phát hiện nhiều dấu vết trùng khớp với những đặc điểm mà Thủy đã miêu tả trước đó.
Cụ thể, nhân công của Công đoàn NHCSXH khai quật tại một hố hình chữ nhật (dài 1,7m, rộng 0,5m) nằm xen lẫn giữa những cây tràm to lớn. Đất cát còn xốp, tới mức có thể đào được bằng tay. Có rất nhiều rễ cây được chặt đứt và lá tràm còn tươi xanh nằm bên dưới. Khi đào sâu xuống khoảng 0,8m thì thấy một bi-đông (đựng nước) và một số xương nằm lẫn trong đất. Màu đen của đất không lan rộng ra xung quanh và mọi người khẳng định, nó được đem từ nơi khác đến chứ không phải thi thể người bị phân hủy thấm vào đất.
Đào thêm hai hố đất khác theo chỉ dẫn của “thầy” thì thấy các mẫu vật và tình trạng đất giống nhau, bi-đông nước ở vị trí giống nhau, đều không có nắp, có vài chiếc cúc áo. Đặc biệt ở tất cả các hố không có quần áo, mũ, giày, dép, đạn súng... như vẫn thường thấy trong các mộ liệt sĩ. Nhưng những việc này đều nằm trong sự phán đoán của Thủy nên khiến cho thân nhân của 3 liệt sĩ càng thêm tin tưởng.
Sau khi đoàn khai quật tìm kiếm đầy đủ các di vật như “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy đã miêu tả từ trước đó, lúc này Thủy mới đứng lên, tay cầm thẻ hương, miệng lẩm nhẩm khấn vái rồi hướng dẫn người trong đoàn sắp xếp các di vật riêng rẽ ra thành 9 phần và cho biết “đó chính là hài cốt của 9 liệt sĩ đang tìm kiếm”.
Nằng nặc đòi được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia
Sau khi đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ do Công đoàn NHCSXH tài trợ, và Nguyễn Thanh Thủy hướng dẫn, cho rằng đã tìm được 9 hài cốt liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, 18 người và đại diện thân nhân 3 gia đình liệt sĩ có tên trên đã có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, để yêu cầu đưa những “hài cốt” được “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy tìm thấy trong ngày 25/7 về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9.
Tuy nhiên, trong cuộc làm việc này, đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã không cung cấp đầy đủ giấy tờ là giấy xét nghiệm ADN của cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận đó là những liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, nên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã không cho phép người thân cũng như đoàn tìm kiếm tiến hành an táng những “di vật hài cốt” này tại Nghĩa trang Đường 9 khi chưa có kết luận rõ ràng. Thế nhưng sáng 26/7, các cán bộ thuộc NHCSXH cùng thân nhân các liệt sĩ đã đưa các hài cốt này vào Nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9 Quảng Trị để an táng.
Có nhiều điều khuất tất trong việc khai quật hài cốt 9 liệt sĩ của “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy. Theo chứng cứ mà Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị thu thập được, nơi Thủy xác định là mồ chôn hài cốt 9 liệt sĩ là đất cát ở đó rất tơi xốp, đào được dễ dàng bằng tay, các hố đào đều theo hình chữ nhật, bên các gốc cây tràm hoa vàng được người dân trồng từ cách đây khoảng 5 năm, khi kiểm tra hiện trường phát hiện thấy các rễ cây đều đã bị cắt, chặt đứt trước đó theo hình chữ nhật này.
Đào sâu xuống một hố và khi đào chỉ ở độ sâu 0,6m đã phát lộ bi-đông đựng nước của Trung Quốc đã hoen gỉ, móp méo cùng một số xương được trộn lẫn trong đất đen, nằm trên cùng một mặt phẳng. Khi xới lớp đất này, chúng không có sự liên kết với đất cát nguyên thủy ở đó, cũng như không có sự thẩm lậu của chất đất có màu đen ra xung quanh.
Mặt khác, lớp đất màu đen ấy được các cán bộ lấy lên khỏi mặt đất đưa cho mọi người xem thì khẳng định lớp đất này là đất sét, chứ không phải là sự thẩm thấu của sự phân hủy từ cơ thể người. Tại điểm có bi-đông đựng nước, cũng không hề có dấu chất hoen gỉ ra xung quanh, mặc dù bi-đông này đã bị thủng và hoen gỉ gần 1/3.
Chưa hết, ở đáy hố đào, còn phát hiện một số lá cây còn tươi, bị lẫn vào đất. Để chứng minh thêm chúng là giả, tất cả những người còn thắc mắc, hoài nghi sự việc đã được mời đào đất bằng tay ở xung quanh hố hình chữ nhật, nhưng không ai có thể đào được do đất ở đó rất chặt và rễ cây chằng chịt…
Ngay sau khi phát hiện ra nhiều biểu hiện nghi vấn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã thông báo tình hình với Công an tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội cùng chính quyền địa phương huyện Gio Linh có mặt tại hiện trường khai quật để lập biên bản, tiến hành thành lập đoàn công tác điều tra làm rõ sự vụ. Biên bản vụ việc ghi rõ: “Tất cả các mẫu vật ở hố đào là do làm giả, không phải hài cốt liệt sĩ được chôn cất tại đây”.
Kịch bản được lặp lại
Theo tìm hiểu của PV, tính đến cuộc tìm kiếm ở huyện Gio Linh thì tên Nguyễn Thanh Thủy đã có 4 lần tìm kiếm thành công hài cốt liệt sĩ nhờ vào khả năng ngoại cảm tự nhận của mình. Trước đó, Thủy cùng người phụ nữ tên Duyên, bà Phạm Thị Hòa (quê quán Ứng Hòa – Hà Nội) và đoàn đại diện NHCSXH cũng đã đi tìm mộ tại các tỉnh Bình Phước, Tây Nguyên với tổng số 105 bộ hài cốt được tìm thấy.
Trước đó, Nguyễn Thanh Thủy đã tiến hành tìm 31 hài cốt liệt sĩ tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk. Tiếp đến là cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước vào năm 2012.
Phát hiện có dấu hiệu bất thường tại ba hố chôn liệt sĩ mà “nhà ngoại cảm” Nguyễn Thanh Thủy
Cũng giống như lần tìm kiếm hài cốt ở huyện Gio Linh - Quảng Trị, khi vừa đặt chân đến thị xã Bình Long - Bình Phước, Thủy đã lập tức kết luận: Khu vực các liệt sĩ đang nằm chỉ quanh trong bán kính 70m, nằm sát quốc lộ 13, giáp với rừng cao su. Sau khi mọi thứ đâu vào đấy, ông Thủy bắt đầu lập bàn hương án trên khu đất đã được xác định.
Tiếp đến, Thủy đưa cho mỗi người trong đoàn một nén hương và dặn tỏa dần ra và chỉ được đi trong vòng bán kính 70m. “Ai thấy trong người có biểu hiện khác lạ thì vẫn giữ nén hương trên tay, lúc này mọi người trong đoàn sẽ biết vong đã nhập vào”, Thủy dặn kỹ lưỡng.
Vừa dứt lời dặn thì một trong những thân nhân của gia đình liệt sĩ là bà Phạm Thị Hòa (trú tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội) bỗng nhiên có biểu hiện “vong nhập” rồi miêu tả răm rắp những lời giống như Thủy đã miêu tả trước đó.
Có một điều lạ là, trong vụ việc này Thủy cũng miêu tả hài cốt liệt sĩ thân nhân của bà Hòa cũng không còn xương mà chỉ còn lại một số di vật là chiếc bi-đông, cúc áo…, và hài cốt cũng chỉ nằm sâu dưới mặt đất chừng 30cm. Trong lần tìm kiếm này, Thủy tự nhận rằng mình tìm được 15 bộ hài cốt tại 3 hố chôn tập thể.
Trong đó, có 4 bộ hài cốt xác định được danh tính gồm: liệt sĩ Phạm Công Thành (quê ở thôn Tư Lễ, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc TP. Hà Nội) hy sinh năm 1968; liệt sĩ Nguyễn Hà (không rõ năm sinh) ở Thái Nguyên; liệt sĩ Đặng Văn Thảo (xã Tây Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) hy sinh năm 1970; và liệt sĩ Thân Văn Luyến (xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc (cũ) nay là tỉnh Bắc Giang) hy sinh năm 1972. Tuy nhiên, tất cả những mẫu vật tìm kiếm này không được đưa đi xét nghiệm ADN mà chỉ dựa vào lời phán bằng khả năng “ngoại cảm” tự nhận của Thủy.
Thống kê lại các lần tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của Thủy thì thấy có một điểm trùng khớp trong cả 4 lần tìm kiếm này, đó là việc cất bốc đều diễn ra vào ban đêm; các di vật được tìm thấy cùng có bi-đông không nắp đậy, có ít mẩu xương, một số cúc áo như ở 3 hố đào trên. Mọi chi phí đều do NHCSXH chịu trách nhiệm.
Được biết, Thủy được bồi dưỡng từ 100 - 180 triệu đồng khi một hài cốt liệt sĩ được cất bốc. Và càng đặc biệt hơn, trong mỗi lần tìm hài cốt liệt sĩ kể trên thì tất cả các điểm cất bốc mà Thủy tìm thấy đều có 3 liệt sĩ biết tên tuổi và có 3 gia đình của liệt sĩ đến để chứng kiến việc cất bốc.
Hiện trường khai quật cũng được diễn ra lúc chập choạng tối, phải sử dụng đến máy phát điện. Lúc khai quật, đặt nhiều máy quay phim, màn hình chiếu. Các di vật được tìm thấy ở các lần khai quật này cũng có bi-đông không nắp đậy, có khắc tên, rồi một số cúc áo... gọi là di vật liệt sĩ và vị trí cũng nằm giống nhau...
Chưa dừng lại ở đó, ở các lần trước, mỗi khi nhân viên NHCSXH tiến hành đào hố khai quật, lấy hài cốt lên thì Thủy đều ngồi trên miệng hố, luôn miệng phán rằng vẫn còn hài cốt dưới hố và tiếp tục khai quật lấy thêm hài cốt. Có lần “nhà ngoại cảm” Thủy còn cho rằng đang còn thiếu một đoạn xương cổ nữa. Và “kịch bản” rập khuôn này đã được “nhà ngoại cảm” Thủy lặp lại tại vị trí khai quật ở Gio Linh, Quảng Trị.
Cũng giống như lần tìm kiếm hài cốt ở huyện Gio Linh - Quảng Trị, khi vừa đặt chân đến thị xã Bình Long - Bình Phước, Thủy đã lập tức kết luận: Khu vực các liệt sĩ đang nằm chỉ quanh trong bán kính 70m, nằm sát quốc lộ 13, giáp với rừng cao su. Sau khi mọi thứ đâu vào đấy, ông Thủy bắt đầu lập bàn hương án trên khu đất đã được xác định.
Tiếp đến, Thủy đưa cho mỗi người trong đoàn một nén hương và dặn tỏa dần ra và chỉ được đi trong vòng bán kính 70m. “Ai thấy trong người có biểu hiện khác lạ thì vẫn giữ nén hương trên tay, lúc này mọi người trong đoàn sẽ biết vong đã nhập vào”, Thủy dặn kỹ lưỡng.
Vừa dứt lời dặn thì một trong những thân nhân của gia đình liệt sĩ là bà Phạm Thị Hòa (trú tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội) bỗng nhiên có biểu hiện “vong nhập” rồi miêu tả răm rắp những lời giống như Thủy đã miêu tả trước đó.
Có một điều lạ là, trong vụ việc này Thủy cũng miêu tả hài cốt liệt sĩ thân nhân của bà Hòa cũng không còn xương mà chỉ còn lại một số di vật là chiếc bi-đông, cúc áo…, và hài cốt cũng chỉ nằm sâu dưới mặt đất chừng 30cm. Trong lần tìm kiếm này, Thủy tự nhận rằng mình tìm được 15 bộ hài cốt tại 3 hố chôn tập thể.
Trong đó, có 4 bộ hài cốt xác định được danh tính gồm: liệt sĩ Phạm Công Thành (quê ở thôn Tư Lễ, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc TP. Hà Nội) hy sinh năm 1968; liệt sĩ Nguyễn Hà (không rõ năm sinh) ở Thái Nguyên; liệt sĩ Đặng Văn Thảo (xã Tây Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) hy sinh năm 1970; và liệt sĩ Thân Văn Luyến (xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc (cũ) nay là tỉnh Bắc Giang) hy sinh năm 1972. Tuy nhiên, tất cả những mẫu vật tìm kiếm này không được đưa đi xét nghiệm ADN mà chỉ dựa vào lời phán bằng khả năng “ngoại cảm” tự nhận của Thủy.
Thống kê lại các lần tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của Thủy thì thấy có một điểm trùng khớp trong cả 4 lần tìm kiếm này, đó là việc cất bốc đều diễn ra vào ban đêm; các di vật được tìm thấy cùng có bi-đông không nắp đậy, có ít mẩu xương, một số cúc áo như ở 3 hố đào trên. Mọi chi phí đều do NHCSXH chịu trách nhiệm.
Được biết, Thủy được bồi dưỡng từ 100 - 180 triệu đồng khi một hài cốt liệt sĩ được cất bốc. Và càng đặc biệt hơn, trong mỗi lần tìm hài cốt liệt sĩ kể trên thì tất cả các điểm cất bốc mà Thủy tìm thấy đều có 3 liệt sĩ biết tên tuổi và có 3 gia đình của liệt sĩ đến để chứng kiến việc cất bốc.
Hiện trường khai quật cũng được diễn ra lúc chập choạng tối, phải sử dụng đến máy phát điện. Lúc khai quật, đặt nhiều máy quay phim, màn hình chiếu. Các di vật được tìm thấy ở các lần khai quật này cũng có bi-đông không nắp đậy, có khắc tên, rồi một số cúc áo... gọi là di vật liệt sĩ và vị trí cũng nằm giống nhau...
Chưa dừng lại ở đó, ở các lần trước, mỗi khi nhân viên NHCSXH tiến hành đào hố khai quật, lấy hài cốt lên thì Thủy đều ngồi trên miệng hố, luôn miệng phán rằng vẫn còn hài cốt dưới hố và tiếp tục khai quật lấy thêm hài cốt. Có lần “nhà ngoại cảm” Thủy còn cho rằng đang còn thiếu một đoạn xương cổ nữa. Và “kịch bản” rập khuôn này đã được “nhà ngoại cảm” Thủy lặp lại tại vị trí khai quật ở Gio Linh, Quảng Trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết: