CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

29 thg 9, 2013

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐÔNG TIẾN (YÊN PHONG – BẮC NINH) CÓ DẤU HIỆU LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TIỀN HỌC THÊM CỦA HÀNG LOẠT HỌC SINH

 
Theo thời khóa biểu, lịch dạy thêm và học thêm cho học sinh là 5 tiết, nhưng thực tế, nhà trường tự ý cắt giảm giờ học mà vẫn thu nguyên tiền.
Đó là phản ánh của ông Trương Văn Tỵ (57 tuổi), trú tại xã Đông Tiến (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) – Hội trưởng phụ huynh trường Tiểu học Đông Tiến (Yên Phong, Bắc Ninh). Theo ông, trong năm học 2012 – 2013, việc sắp xếp lịch dạy thêm, học thêm và các khoản thu chi tài chính tại Tiểu học Đông Tiến có nhiều dấu hiệu khuất tất khiến phụ huynh bức xúc.
 


Ông Trương Văn Tỵ tỏ ra bức xúc trao đổi với PV.


Theo thời khóa biểu của nhà trường trong năm học 2012 – 2013, lịch học thêm cho học sinh là 5 tiết. Thời khóa biểu này được lập nên dựa trên sự thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, trường đã “không thực hiện đúng với thời khóa biểu, tự ý cắt bớt tiết dạy” trong khi vẫn thu tiền bình thường.
"Chúng tôi tìm hiểu, mỗi tiết dạy có thời gian là 40 phút, thời gian nghỉ giải lao trong buổi học là 20 phút, như vậy nếu dạy đủ 5 tiết thì phải là 3 tiếng 40 phút. Tuy nhiên, trong năm học 2012 – 2013, số buổi học của học sinh không đúng với lượng thời gian trên. Cụ thể, học sinh vào lớp lúc 14 giờ, ra về lúc 17 giờ, nghĩa là các cháu chỉ học trong vòng 3 tiếng (tương ứng với 4 tiết - PV). Điều đáng nói là dù dạy có 4 tiết nhưng nhà trường lại vẫn thu tiền học thêm của học sinh là 5 tiết theo như thời khóa biểu”, ông Tỵ nói.

Bản thông báo mức thu phí "mờ ám" năm học 2012 - 2013 của trường tiểu học Đông Tiến cho thấy có nhiều dấu hiệu "lạm thu".
Cũng theo ông Tỵ, đây là điều bất bình thường trong việc minh bạch hóa thu chi của nhà trường đối với phụ huynh học sinh khiến nhiều người bức xúc.
Cháu tôi năm nay đang học lớp 2, tiền học thêm là 5000 đồng/buổi. Các lớp thu nhiều, ít khác nhau nhưng việc “lạm thu” diễn ra nhiều năm, ở một trường hơn 600 học sinh thì số tiền không hề nhỏ”, ông Tiến phân tích.
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vụ việc này, số tiền “lạm thu” nói trên của học sinh đã đi đâu, bị sử dụng vào việc gì và tại sao nhà trường – mà cụ thể là bà hiệu trưởng – lại “lạm thu” như thế. Phụ huynh chúng tôi rất bức xúc về vụ việc này”, ông Tỵ bức xúc nói.
Không chỉ phụ huynh học sinh bức xúc, nhiều giáo viên trường Tiểu học Đông Tiến cũng đồng loạt làm đơn “tố” hiệu trưởng đã “ăn chặn” tiền học thêm của học sinh.
Trong đơn tố cáo của mình, ông Nguyễn Tiến Thọ và ông Ngô Minh Thọ - 2 giáo viên dạy môn chuyên tại Trường Tiểu học Đông Tiến (xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng không đồng tình việc "ăn chặn" tiền học sinh của lãnh đạo trường này". 2 thầy giáo cho biết, cơ sở vật chất, phòng học của Trường Tiểu học Đông Tiến không đáp ứng đủ cho tất cả số học sinh (HS) học trong trường vào một buổi. Vì thế, nhà trường đã tổ chức, xếp thời khóa biểu cho HS học buổi thứ 2 tùy theo chương trình học của các lớp.
Theo quy định, từ năm 1999 chỉ cho phép HS đi học 10 buổi/tuần và đóng học phí là 20.000 đồng/tháng. Thời gian gần đây, Sở GD & ĐT Bắc Ninh có công văn cho phép các trường tự thỏa thuận với phụ huynh HS để trả thêm tiền vào buổi học thứ 2 cho con em mình theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.
Trong năm học 2012 - 2013 vừa qua, Trường Tiểu học Đông Tiến đã tổ chức cho các lớp học thêm buổi thứ 2 với số tiền thu phụ huynh HS thỏa thuận. Ngoại trừ các đối tượng con em gia đình chính sách được miễn giảm thì có thể tính toán số liệu thu chi tương đối.
Cụ thể: Lớp 1A, 1B, 1C, 2B, 2C học 10 buổi thứ 2/tháng, thu 50.000 đồng/HS/tháng, tương ứng với 5.000 đồng/buổi. Tổng số HS của 5 lớp này là 165 HS x 50.000 đồng = 8.250.000 đồng/tháng. GV chủ nhiệm của các lớp được lĩnh 80% tiền số buổi dạy theo thời khóa biểu nhà trường phân công mỗi tháng là 2.640.000 đồng.


Ông Nguyễn Tiến Thọ - Giáo viên dạy môn âm nhạc trường Tiểu học Đông Tiến (Yên Phong, Bắc Ninh) bày tỏ bức xúc với việc thu chi mập mờ của hiệu trưởng nhà trường.
Căn cứ vào sĩ số, số buổi học thứ 2 và số tiền mà các lớp thỏa thuận với phụ huynh HS (5.000 hoặc 6.000 đồng/buổi/HS) thì số tiền thu tương ứng 1 tháng của 3 lớp 1D, 1E, 2D là 5.460.000 đồng, GV chủ nhiệm được hưởng 1.872.000 đồng. Số tiền lớp 2A thu 1 tháng là 3.570.000 đồng, GV chủ nhiệm hưởng 1.344.000 đồng; lớp 3A, 4A, 5A thu 1 tháng 12.000.000 đồng, GV chủ nhiệm được hưởng 5.760.000 đồng; lớp 3B, 3C, 3D, 4B, 4C, 4D thu 1 tháng là 14.880.000, GV chủ nhiệm được hưởng 5.952.000 đồng; lớp 5B, 5C thu 1 tháng 4.440.000 đồng, giáo viên chủ nhiệm được hưởng 2.368.000 đồng.
Tuy nhiên, theo số liệu thu của HS và chi trả cho GV như trên thì tổng số tiền nhà trường thu tiền học 2 buổi của phụ huynh HS các lớp mỗi tháng là 48.600.000 đồng, tổng số tiền nhà trường chi trả cho giáo viên văn hóa mỗi tháng dạy 2 buổi là 19.936.000 đồng, còn dư 28.664.000 đồng. Tập thể giáo viên nhà trường không được biết Ban giám hiệu nhà trường dùng vào việc gì.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Thọ - một trong những giáo viên làm đơn tố cáo cho biết: “Việc thu chi mập mờ, thiếu minh bạch, có nhiều khuất tất trên của nhà trường khiến phụ huynh học sinh và giáo viên giảng dạy như chúng tôi rất bức xúc. Phụ huynh thắc mắc với giáo viên chúng tôi là tại sao lại thu chi ‘vớ vẩn’ như thế. Nhưng chúng tôi là giáo viên, chỉ phụ trách chuyên môn, không phải là quản lý nên không biết phải giải thích như thế nào cho họ hiểu”.
Cũng theo ông Thọ, vấn đề mấu chốt ở chỗ: Tổng số tiền thu 2 buổi được BGH công khai thu của phụ huynh HS căn cứ theo thời khóa biểu là 16 buổi dạy/tháng, tuy nhiên thực tế, việc dạy của giáo viên chỉ là 8 buổi/tháng (chỉ bằng ½ thời gian so với thời gian đã quy định trong thời khóa biểu). Các buổi còn lại, thay vì học các môn văn hóa thì lại được hiệu trưởng “cấy ghép” bằng các môn chuyên đã được chi trả bằng tiền ngân sách Nhà nước.
Qua tìm hiểu thực tế, nhiều giáo viên khác (phụ trách chủ nhiệm các lớp) cũng đồng loạt xác nhận việc họ thực dạy là 8 buổi nhưng tiền mà Ban giám hiệu nhà trường thu của phụ huynh học sinh lại là 16 buổi (!). Ban giám hiệu giải thích “đã đưa ra Hội đồng nhà trường thống nhất và có sự đồng ý của phụ huynh học sinh”.
“Rõ ràng, Ban giám hiệu nhà trường đã dùng “thủ thuật” để qua mặt phụ huynh học sinh. Hiện tượng này diễn ra nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi bà Nguyễn Thị Thanh Hải lên làm hiệu trưởng. Việc làm sai trái trên khiến phụ huynh học sinh mất niềm tin vào tập thể Trường Tiểu học Đông Tiến và khiến giáo viên giảng dạy như chúng tôi vô cùng bức xúc”, cô H (xin được giấu tên) – một giáo viên công tác lâu năm ở Trường TH Đông Tiến bức xúc nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này