Nghi ngờ quả chuông gần 200 tuổi ở chùa Phúc Sơn, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh bị đánh tráo, hàng trăm người dân xã Yên Phụ đã kéo đến trụ sở UBND xã.
Câu chuyện trở nên “ly kỳ” Nguyễn Quý Hiền, cán bộ Phòng Văn hóa thông tin của huyện bị những người quá khích giam lỏng, làm nhục…
Tụt quần cán bộ để làm trò cười!
Chuyện xảy ra đã hơn 1 năm nhưng đến giờ, Nguyễn Quý Hiền vẫn bị ám ảnh vì quãng thời gian bị đám người quá khích giam lỏng. Ngày 2-5-2010, Hiền được giao nhiệm vụ công bố kết quả giám định về tuổi quả chuông của chùa Phúc Sơn. Trước đó, trong xã có tin đồn sư trụ trì chùa Phúc Sơn thông đồng với cán bộ UBND xã Yên Phụ bán chiếc chuông cổ và đánh tráo chuông giả. Vì lùm xùm này, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã giám định chiếc chuông và kết quả cho thấy, đây là chuông cổ đúc vào đời Nguyễn, triều vua Minh Mạng thứ 7 (năm 1826).
Hiền trong bệnh viện sau 2 ngày cởi truồng
Chị sư (khoảng 47 tuổi), Thích ấy ấy..., đã mai danh ẩn tích biệt tích kể từ ngày xảy ra biến cố
Khi Hiền vừa công bố xong kết quả giám định thì hàng trăm người có mặt tại sân chùa đã la ó, phản đối. Họ nói rằng, "khảo cổ dởm", "ăn tiền làm điêu". Khi Hiền và một số cán bộ xã về trụ sở UBND xã Yên Phụ họp rút kinh nghiệm, những người kích động kéo đến đầy sân. Họ xô vào hội trường UBND xã, cuộc họp bị gián đoạn. Trước tình thế ấy, ông Bí thư Đảng ủy xã Yên Phụ giải thích nhưng không ngăn được sự phẫn nộ của đám đông. Hiền đi từ hội trường sang trụ sở của Công an xã nhưng cũng không yên thân. Họ lăng mạ, tắt điện, hành hung Hiền, lực lượng công an ở đó cũng không kịp trở tay. 21g ngày 2-5-2010, cán bộ Phòng Văn hóa thông tin của huyện được đưa ra chân cầu thang nhà hai tầng - nơi có điện cao áp để dễ bảo vệ. Các đối tượng vẫn xông lên đánh, khống chế lực lượng bảo vệ và đập vỡ tài sản. Một tiếng đồng hồ sau, Hiền bị ép nằm trên bàn gỗ và phải xác nhận, kết quả giám định không đúng sự thật.
Chị sư (khoảng 47 tuổi), Thích ấy ấy..., đã mai danh ẩn tích biệt tích kể từ ngày xảy ra biến cố
Khi Hiền vừa công bố xong kết quả giám định thì hàng trăm người có mặt tại sân chùa đã la ó, phản đối. Họ nói rằng, "khảo cổ dởm", "ăn tiền làm điêu". Khi Hiền và một số cán bộ xã về trụ sở UBND xã Yên Phụ họp rút kinh nghiệm, những người kích động kéo đến đầy sân. Họ xô vào hội trường UBND xã, cuộc họp bị gián đoạn. Trước tình thế ấy, ông Bí thư Đảng ủy xã Yên Phụ giải thích nhưng không ngăn được sự phẫn nộ của đám đông. Hiền đi từ hội trường sang trụ sở của Công an xã nhưng cũng không yên thân. Họ lăng mạ, tắt điện, hành hung Hiền, lực lượng công an ở đó cũng không kịp trở tay. 21g ngày 2-5-2010, cán bộ Phòng Văn hóa thông tin của huyện được đưa ra chân cầu thang nhà hai tầng - nơi có điện cao áp để dễ bảo vệ. Các đối tượng vẫn xông lên đánh, khống chế lực lượng bảo vệ và đập vỡ tài sản. Một tiếng đồng hồ sau, Hiền bị ép nằm trên bàn gỗ và phải xác nhận, kết quả giám định không đúng sự thật.
Đến 23g, Hiền bị Tô Văn Tuyến tụt quần và khiêng ra sân trụ sở UBND xã để đánh, giữ làm con tin. Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Ninh đến giải cứu Hiền thì bị ném gạch. Nghe Vũ Văn Lợi cổ súy, đám đông đã xông vào chùa cắt quả chuông đem treo ở cây phượng vĩ. Cuộc hỗn loạn kéo dài đến tận sáng hôm sau. Nhiều tài sản của UBND xã bị thiệt hại do một số người phóng hỏa. Tới tận 4g ngày 3-5-2010, Hiền mới thoát và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đông đảo người dân xã Yên Phụ ngắm nghía chiếc chuông nghi bị đánh tráo
Tù nặng vì chuyện không đâu!
Các đối tượng "đầu têu" trong vụ án này là bà Nguyễn Thị Hồng, Dương Thị Sửu. Hai người đàn bà đã kích động, lăng mạ Hiền. "Hôm nay đàn ông không xử thì đàn bà sẽ xử lý…"- Hồng hô. Lê Văn Đảm cũng bị cáo buộc tích cực trông giữ Hiền, cùng Chu Văn Thành đập phá tài sản của UBND xã Yên Phụ. Trong khi đó, Chu Văn Thìn đốt tài sản của UBND xã, làm hư hỏng xe máy của lực lượng công an.
Quả chuông xã Yên Phụ
Vì lẽ đó, TAND huyện Yên Phong đã tuyên phạt Lê Văn Đảm 11 năm 3 tháng tù về tội "Hủy hoại tài sản", "Gây rối trật tự công cộng", "Giữ người trái pháp luật". Chu Văn Thành, Chu Văn Thìn, Nguyễn Văn Toán, Đào Văn Việt, Tô Văn Tuyến, Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Văn Trường, Nguyễn Văn Liêm, Đinh Văn Minh, Nguyễn Thị Hợi, Chu Văn Hòa, Đặng Văn Nam, Dương Văn Đạt, Nguyễn Thị Hồng và Dương Thị Sửu từ 1 năm đến 8 năm tù về tội "Hủy hoại tài sản", "Gây rối trật tự công cộng", "Chống người thi hành công vụ", "Làm nhục người khác", "Giữ người trái pháp luật". Cho rằng, mình không phạm tội "Hủy hoại tài sản", Đảm kháng cáo đề nghị TAND tỉnh Bắc Ninh xem xét lại tội danh của mình. Hồng, Sửu, Thìn thì kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Hình ảnh UBND xã Yên Phụ tang hoang, sau khi bị người dân đập phá
Không có mặt ở hiện trường?
Trong các bị cáo, Lê Văn Đảm mồ côi cha từ nhỏ. Hai mẹ con nương tựa vào nhau để mưu sinh. Vì "thèm" tiền mà Đảm từng trộm cắp và phải lĩnh cái án 10 tháng tù. Vướng vào vụ án này, Đảm nói, mình cũng chỉ a dua. "Bị cáo còn gánh nặng con nhỏ, vợ bệnh tật" - bị cáo than. Tại tòa, Đảm quả quyết, ngày 2 -5-2010, gia đình có việc nên bị cáo không có mặt tại UBND xã Yên Phụ. Việc truy tố, xét xử bị cáo về tội "Hủy hoại tài sản sản" và "Gây rối trật tự công cộng" là oan cho bị cáo. Đảm chỉ thừa nhận hành vi giữ ông Hiền.
Luật sư Phạm Văn Huỳnh, bào chữa cho Đảm nói, lời khai của Đảm có cơ sở. Ông Huỳnh phân tích, TAND huyện Yên Phong nhận định, Đảm thực hiện nhiều hành vi từ chiều 2-5-2010 đến rạng sáng 3-5-2010 và bị cáo thường xuyên có mặt tại trụ sở UBND xã. Nhưng các nhân chứng và bị cáo khẳng định, rạng sáng ngày 3-5-2010, Đảm mới có mặt mà chủ yếu là để canh giữ ông Hiền. Đảm bị buộc tội "Gây rối trật tự" bởi hành vi giơ tay và hô "ha ha". Tréo ngoe thay, tại CQĐT, Chu Văn Trường khai, Toán giơ tay và hô "ha ha"chứ không phải Đàm. Khi Đảm xuất hiện, mọi việc đã xảy ra. Việc bị cáo có va chạm với ông Mạnh, cán bộ Đoàn thanh niên của xã Yên Phụ là cá nhân xung đột với cá nhân chứ không phải là hành vi gây rối.
Ở tội "Hủy hoại tài sản", như TAND huyện Yên Phong kết luận thì mọi hành vi mà Đảm gây ra, Thìn và Thành đều biết. Nhưng Thành cho hay, chỉ nhìn thấy Toán và ông Quỳ. Ngoài ra, theo lời Trường, không biết ai đốt tài sản của UBND xã ngoài Thành, Thìn.
Cho rằng những phân tích trên có lý nên HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên hủy một phần án sơ thẩm đối với Đảm về tội "Hủy hoại tài sản", giao CQĐT - Công an huyện Yên Phong làm rõ. Tòa nêu, ban đầu, nhân chứng Nguyễn Văn Thuận không có lời khai nào liên quan đến hành vi phạm tội của Đảm. Ông Dương Văn Bé chứng kiến vụ việc khẳng định, Đảm hô trẻ con lên đập phá chứ không khai Đảm hủy hoại tài sản. Một số người có lời chứng, Đảm đập 4 ghế xi măng bê tông nhưng bản kê khai tài sản bị hủy hoại không có tài sản này. Đáng lưu ý, tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo không đề cập đến hành vi hủy hoại tài sản của Đảm. Trước HĐXX phúc thẩm, Thìn thừa nhận cùng Thành đập phá phòng một cửa của UBND xã, không có Đảm. Như vậy, rất nhiều lời khai mâu thuẫn nhưng CQĐT chưa làm rõ và không cho đối chất.
HĐXX phúc thẩm cũng tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Thìn (8 năm tù) về tội "Hủy hoại tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng"; sửa một phần bản án sơ thẩm tuyên Sửu, Hồng - mỗi bị cáo 18 tháng tù treo (án sơ thẩm tuyên 18 tháng tù giam).
Trong gần 2 ngày đồng chí Hiền bị cởi truồng, một số cháu nhỏ học sinh trường Trung học cơ sở xã Yên Phụ do nhận thức chưa đầy đủ đã có hành vi dùng que khều khều vào vùng kín của đồng chí, nhưng không gây hậu quả nên không xét đến và miễn trách truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chào bạn!
Trả lờiXóaTôi làm việc ở Yên Phong nên thường xuyên theo dõi thông tin ở trang này.
Chiếc chuông cổ giờ này ở đâu, tôi có thể đến xem được không? Chẳng cần giám định của các nhà khoa học tôi cũng có thế biết được là cổ thời nào. Dựa vào nét chữ ghi trên chuông.
Chiếc chuông (được cho là chuông thật?) hiện đang được để ở chùa Yên Phụ, mời bạn đến xem, và cho ý kiến!
Trả lờiXóa