CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

3 thg 5, 2010

NHÂN DÂN XÃ YÊN PHỤ KÉO LÊN XÃ ĐÒI BÁU VẬT CHUÔNG CỔ

.
Hơn một ngày qua, (kể từ chiều ngày 02/05/2010) trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, luôn trong tình trạng “nghẽn” người. Dân trong xã ùn ùn kéo về đây quyết đòi xã chứng thực về chiếc chuông cổ tại chùa Yên Phụ. Theo nhiều bà con, chiếc chuông hàng nghìn năm tuổi, có niên đại thừ thời vua Minh Mệnh của xã đã không cánh mà bay, thay vào đó là một chiếc chuông không rõ nguồn gốc.
“Báu vật” của làng là giả?
Tính đến 13 giờ chiều 3/5, mặc cho cái nóng oi nồng giữa trưa, hàng vài trăm người dân xã Yên Phụ vẫn vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Dòng người thậm chí còn kéo dài và “phình” rộng ra hai bên đường trước mặt ủy ban khiến người tham gia giao thông rất khó nhọc để len lỏi qua đám đông.

Image Hosted by ImageShack.us

Dân trong xã Yên Phụ đã vây kín trụ sở Ủy ban Nhân dân vì nghi ngờ chiếc chuông trong chùa là giả. Ảnh: Vietnamnet.vn
Án ngữ một gốc sân ủy ban là chiếc chuông cũ bạc màu được nhân dân khuân từ chùa Yên Phụ (chùa Phúc Sơn Tự) về đây. Theo nhiều người có mặt, đây là đồ “giả mạo” chứ không phải chiếc chuông cổ đã gắn với bao thế hệ của người dân xã Yên Phụ.Theo ông Thành, một trong những cao niên trong làng, chiếc chuông treo tại chùa Yên Phụ đã có từ nhiều đời trước. Vài năm trước, chùa có tu sửa nên tạm thời hạ chiếc chuông xuống. Sau khi hoàn thành việc nâng cấp chùa, dân làng bắt đầu phát hiện ra những biểu hiện lạ của chiếc chuông này.Ông Thành cho biết đã gắn bó với chùa Yên Phụ và chiếc chuông cổ này từ tấm bé. nên nhớ rất rõ từng đường nét của chiếc chuông.Chỉ vào chiếc chuông tại Ủy ban Nhân dân xã, ông Thành khẳng định nó có nhiều điểm khác biệt so với chiếc mà ông vẫn biết. Theo ông, vành chiếc chuông ông vẫn biết lớn hơn khá rõ rệt so với chiếc chuông này. Trước kia, chuông có màu xanh xám nhưng giờ không hiểu sao lại đổi sang màu đồng thau, mặc cho lau rửa thế nào.Đồng tình với ông Thành, ông Tùng, người trong làng, 56 tuổi, cũng thắc mắc bởi quai của chiếc “chuông lạ” hơi rộng hơn chiếc chuông cũ, đường nét hoa văn trên chuông cũng có một số điểm khác biệt.Theo một số bà con trong làng, hôm qua 2/5, đại diện của Ủy ban Nhân dân xã Yên Phụ gồm có: Chủ tịch xã, phó Chủ tịch xã, cùng với một người là phó phòng văn hóa huyện Yên Phong trực tiếp xuống xem xét chiếc chuông. Anh này sau đó đã thông báo với bà con rằng chiếc chuông tại chùa Yên Phụ là chuông thật (có đọc biên bản trước bà con và ký tá đầy đủ).

Image Hosted by ImageShack.us

Người dân xót xa khi nghĩ rằng chuông cổ bị đánh tráo
Sau khi thông báo với bà con, các vị đại điện chính quyền xã tổ chức ăn uống tại UBND xã cùng với vị phó phòng văn hoá này (lúc đó vào hồi 6 giờ 30 phút chiều ngày 2/5/2010). Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với nhận định này. Và ngay sau đó đã quay trở lại UBND xã đập phá đòi lại công lý cho chiếc chuông cổ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi nhiều người dân cho biết chiếc chuông cổ này có trị giá hàng chục tỷ đồng.
Uỷ ban nhân dân xã bị bao vây.

Tính đến thời điểm hiện tại là 21g30p ngày 3/5/2010 tại trụ sở UBND xã luôn đông nghẹt người dân, gồm nhiều tầng lớp quần chúng nhân dân từ: học sinh tiểu học, nông dân, công nhân lao động, sinh viên, giáo viên, các trí thức...đến tập trung tại trụ sở UBND đòi lại chiếc chuông cổ mà theo họ nhận định là đã bị đánh tráo. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, đại diện chính quyền xã: Chủ tịch xã, các phó chủ tịch xã, bí thư... đã không hề xuất hiện để giải thích cho nhân dân kể từ bữa tiệc ăn nhậu chiều hôm trước. Cùng vụ việc sư trự trì chùa yên phụ cũng đã ngay lập tức “bốc hơi” khỏi địa phương.
Theo chúng tôi tìm hiểu hiện nay toàn bộ phòng làm việc của vị sư trủ trì cũng đã bị nhân dân lục soát. Chúng tôi hỏi han nhiều người dân trong xã thì họ trả lời đã phát hiện một số đồ ăn như: ruốc, một số loại thuốc.. , một số đĩa DVD, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, sữa tắm...
Bên cạnh đó phòng làm việc của Bí thư Đảng Uỷ xã Yên Phụ cũng bị nhân dân lục soát, đồ đạc bị bới tung, các dấu chân dẫm đạp nên khắp nơi trong phòng...Tính đến thời điểm này vụ việc càng trở lên căng thẳng hơn khi chính quyền địa phương đã không hề xuất hiện và giải thích thấu đáo cho nhân dân, còn người đân vẫn tiếp tục bám trụ đến khi nào đòi được chuông quý nghìn năm...

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất đến với bà con...

2 nhận xét:

  1. Làm sao có thể mang chuông cổ ra khỏi Chùa được? Nếu sự việc đúng như bài viết trên thì chắc là phải có 1 tổ chức và có tay trong; tổ chức đó đã nghiên cứu kỹ càng và chọn thời điểm chính xác để thực hiện. Với trình độ của ngành Công an hiện nay thì tìm ra sự thật không khó khăn lắm! Điều quan trọng là cách làm và liệu có vướng víu đến ai không!?

    Hồng Hà

    Trả lờiXóa
  2. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm để giải Quyết thực hư của vụ việc. Trách để những sung đột xảy gia không đáng có như trên.
    Nhandan.

    Trả lờiXóa

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này