CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ GIỚI THIỆU XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT. TIẾNG NÓI CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN, CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Trang

5 thg 5, 2010

DÂN PHÁ TRỤ SỞ UỶ BAN VÌ NGHI NGỜ MẤT CHUÔNG CHÙA

.
(VnMedia)- Hơn 2 ngày qua, từ 2/5 đến 4/5, trụ sở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh luôn bị quá tải vì hàng trăm người dân tụ tập vây kín trụ sở ủy ban xã. Nguyên nhân chỉ vì người dân nghi ngờ chiếc chuông cổ trăm năm tuổi của chùa làng đã bị tráo đổi…
Image Hosted by ImageShack.us
Nghi mất chuông, đập phá trụ sở xã

5 tiếng đồng hồ sau khi việc đốt phá trụ sở ủy ban xã chấm dứt, chúng tôi có mặt tại thôn Yên Phụ, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vào sáng ngày 4/5. Ông Nguyễn Quang Tuấn, một người dân làng đã nhiệt tình đưa chúng tôi đi kiểm tra thực tế tại chùa Yên Phụ và UBND xã Yên Phụ. Trụ sở ủy ban và chùa Yên Phụ rơi vào cảnh tan hoang đến khó tin. Có sự việc như vậy vì người dân trong xã nghi ngờ việc chiếc chuông cổ hơn trăm năm tuổi của chùa làng bị tráo đổi hoặc đã bị bán mất từ lâu
Theo ông Tuấn, từ khoảng 19 giờ tối 3/5, rất nhiều dân làng đã tập trung ở trụ sở ủy ban, ngoài việc giam lỏng phó phòng văn hóa huyện Nguyễn Quý Hiền, người đứng ra khẳng định chuông chùa Yên Phụ vẫn là chuông chùa cổ, người dân còn chờ đợi được câu trả lời chính xác từ phía lãnh đạo xã. Sự việc trở lên cao trào khi một nhóm thanh niên quá khích đã tập trung giấy tờ, bàn ghế và một số vật dụng dễ cháy khác châm lửa đốt.
Image Hosted by ImageShack.us
Trước đó, từ ngày 2/5 người dân xã Yên Phụ đã khênh chiếc chuông tại chùa mà người dân nghi là chuông bị tráo đổi ra treo tại ủy ban xã.

Ông Nguyễn Văn Thi, một người dân khác khẳng định chuông cổ của làng đã bị bán lấy tiền và hoán đổi vào một chiếc chuông nhỏ hơn khác. Chiếc chuông cũ của chùa làng vành chuông lớn hơn khá rõ rệt so với chiếc chuông này. Trước kia, chuông có màu xanh xám nhưng giờ không hiểu sao lại đổi sang màu đồng thau, mặc cho lau rửa thế nào. Rồi quay chuông này lại bằng gang, đấy là điều vô lý.
Image Hosted by ImageShack.us
Nhiều người dân còn cung cấp thông tin, chiếc chuông này không phải của chùa làng Yên Phụ, bởi trên chuông có khắc 4 chữ khẳng định nó không thuộc về chùa Yên Phụ: Phúc Sơn tự chung, nghĩa là chuông của chùa Phúc Sơn.
Sự nghi ngờ của người dân càng tăng cao khi chiều 2/5, UBND xã Yên Phụ có tổ chức một buổi họp dân làng để nghe thông tin về chiếc chuông. Theo nhiều người dân, chắc chắn phải có vấn đề gì đó nên xã mới phải mời nhà khảo cổ học “dởm” về thông báo về chiếc chuông.

Có điều, tất cả những người dân chúng tôi tiếp xúc chỉ tỏ ý nghi ngờ và không một ai có bằng chứng cụ thể khẳng định về chiếc chuông cổ đã bị tráo đổi.
Image Hosted by ImageShack.us
Bằng chứng mà người dân lấy cớ vin vào là một bản tường trình viết tay của phó phòng văn hóa huyện Yên Phong Nguyễn Quý Hiền. Trong bản tường trình, ông Hiền cho biết về ủy ban nhân xã Yên Phụ theo sự phân công của trưởng phòng văn hóa huyện, và đọc hộ kết luận về chiếc chuông của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh. Có điều, bản tường trình này của ông Hiền lại được viết sau khi ông Hiền đã bị nhóm thanh niên của làng đánh đập vào tối 2/5.

Sẽ yêu cầu giám định ở cấp cao hơn

Chỉ vì nghi ngờ chiếc chuông chùa bị tráo đổi mà người dân địa phương đã có thái độ quá kích, trái pháp luật: đốt phá trụ sở xã, đánh đập và giam lỏng cán bộ văn hóa huyện. Vậy sự thật của sự việc này ra sao?
Ông Nguyễn Thành Khôi, trưởng phòng văn hóa huyện Yên Phong cho biết, từ cuối tháng 4, phòng văn hóa huyện đã nhận được thông tin phản ánh về việc người dân xã Yên Phụ đang nghi ngờ về chiếc chuông cổ của làng đã bị tráo đổi. Để trấn án dư luận và có câu trả lời chính xác chiều 29/4, đích thân giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, 2 chuyên viên am hiểu về Hán Nôm, khảo cổ học và ông Khôi đã đến chùa Yên Phụ để giám định chuông. Việc giám định căn cứ trên chữ viết trên chuông, kích thước chuông, xác định niên đại và các hình vẽ, chữ viết trên chuông. Đối chiếu với hồ sơ hiện có, chữ viết, niên đại trên chuông, Ban quản lý di tích tỉnh đã khẳng định chiếc chuông này chính là chuông cũ của chùa năm 2001, tức là từ thời điểm Ban quản lý di tích về khảo tả di tích lịch sử văn hóa tại ngôi chùa này
Chiều 1/5, Ban quản lý di tích tỉnh có kết luận chính thức về việc này. Căn cứ trên kết luận đó, chiều 2/5 xã đã tổ chức họp dân để thông báo. Nhưng kết luận này bị người dân phản đối. Ông Hiền, người được phân công về tham gia thông báo kết luận tại xã đã bị đánh đập ngay trong đêm 2/5 trong sự quá kích của người dân.

Để giải quyết tình hình, ngay trong đêm 3/5, huyện Yên Phong đã thành lập Đoàn công tác của huyện do Phó Bí thư thường trực làm trưởng đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó đoàn.
Image Hosted by ImageShack.us
Mặc dù vậy, phải đến 4 giờ sáng ngày 4/5, ông Hiền mới được cứu thoát khỏi trụ sở ủy ban xã. "Lúc anh Hiền được đưa ra mặt mày bầm tím và biến dạng. Tinh thần anh cũng khá hoảng loạn," ông Nguyễn Thành Khôi cho biết.

Còn theo ông Hiền, nạn nhân của vụ đánh hội đồng tại trụ sở ủy ban xã, nội dung chính của bản kết luận ông đã đọc chiều ngày 2/5 chủ yếu nhằm vào việc xác định niên đại của chiếc chuông. Theo đó, chuông được đúc vào khoảng năm 1826 vào đời Minh Mạng thứ 7. Bên cạnh đó, kết luận cũng làm rõ về những chi tiết như kích thước, hình dáng, bán kính miệng chuông…
Image Hosted by ImageShack.us
Như vậy, việc nghi ngờ có sự tráo đổi chuông cổ chỉ dựa trên suy đoán của người dân xã Yên Phụ. Để giải quyết cụ thể sự việc này, huyện Yên Phong đang nhờ cấp cao hơn giám định lại về chiếc chuông. Nhưng, việc người dân xã Yên Phụ đập phá trụ sở, giam lỏng cán bộ huyện như mấy ngày qua là việc làm trái pháp luật, cần lên án. Hiện công an huyện Yên Phong đang tiến hành điều tra làm rõ sự việc
Theo báo: VnMedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết:

THÔNG TIN LIÊN HỆ: (Mời bạn viết nội dung cần liên hệ với chúng tôi rồi bấm vào "Gửi", bạn có thể viết trên "Word" rồi paste(Ctrl V) vào ô "nội dung")
Tên bạn (hoặc nickname): *
Địa chỉ Email : *
Tiêu đề : *
Nội dung :
Mã xác nhận: *
(Để chúng tôi nhận được thư của bạn, những mục đánh dấu sao (*) xin bạn vui lòng điền đầy đủ)
Số người đang xem trang báo này