.
(ANTĐ) - Cơ quan chức năng huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc những người dân xã Yên Phụ tự ý tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại trụ sở UBND xã trong các ngày 2 và 4-5 vừa qua.
![Image Hosted by ImageShack.us](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_v9IcKWOFRtYDo_No4xDM384knpXhXTe4FjNWDmpU1dYZhRvoMkN0CEtAYUCrL5ndOd6G6VGhCpExuE_0e4W74Pf6Tr1uOPERaW8tfv1Gylr6IuFVk=s0-d)
Những người bị kích động thiếu hiểu biết đã tự ý
Những người bị kích động thiếu hiểu biết đã tự ý
mang chuông từ chùa Phúc Sơn ra sân UBND xã treo (Ảnh: Báo An ninh thủ đô)
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, sự việc xảy ra do một số người dân quá khích đã kích động bà con của 5 thôn thuộc xã Yên Phụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân chính, theo cơ quan chức năng huyện Yên Phong, do người dân xã Yên Phụ nghi ngờ về việc chiếc chuông của chùa Phúc Sơn đã bị đánh tráo.
Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã có những bước làm rõ theo đúng quy trình của pháp luật về việc liên quan đến chiếc chuông tại chùa Phúc Sơn như sau:
Chùa Phúc Sơn, xã Yên Phụ là Trung tâm tín ngưỡng của 5 thôn trong xã gồm Cầu Gạo, Đức Lân, Cầu Giữa, An Ninh, An Tập. Ngôi chùa này nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa được tỉnh Bắc Ninh xếp hạng năm 2001. Từ năm 1997, đến nay, trụ trì ngôi chùa Phúc Sơn là sư thày Thích Hải Quang.
Từ giữa tháng 4-2010, người dân đồn thổi rằng chiếc chuông đã bị đánh tráo với trị giá 200 cây vàng rồi mang chiếc chuông mới khác về thay thế. Vin vào những lời đồn thiếu căn cứ, sự nghi ngờ về chiếc chuông tại ngôi chùa này của người dân xã Yên Phụ cứ lớn dần hơn nữa, tin theo một số phần tử quá khích cho nên người dân đã kéo đến trụ sở UBND xã gây rối trật tự công cộng. Không dừng lại ở đó, những người này cho rằng nhà sư và chính quyền địa phương đã thông đồng để bán chiếc chuông tại chùa Phúc Sơn. Sau khi gây rối trật tự công cộng, những người dân đã đến chùa tìm đòi đánh nhà sư Thích Quang Hải và đập phá chùa Phúc Sơn.
Mặc dù trước khi sự việc xảy ra, vào ngày 29-4-2010, cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa huyện Yên Phong gồm ông Nguyễn Văn Đáp - Trưởng phòng hành chính tổng hợp Ban Quản lý di tích, chuyên gia Hán Nôm và ông Nguyễn Khắc Thuận, cán bộ Ban Quản lý di tích, chuyên ngành khảo cổ thuộc tỉnh Bắc Ninh cùng cán bộ Phòng văn hóa Thể thao và du lịch huyện Yên Phong đã có các bước giám định theo quy trình chuyên môn của pháp luật có văn bản kết luận như sau:
“Bằng các biện pháp nghiệp vụ, căn cứ vào màu sắc, chất liệu, kỹ thuật thao tác, khắc chữ Hán trên chuông hiện có tại chùa Phúc Sơn xã Yên Phụ so sánh với bản ảnh và mô tả chi tiết về quả chuông trong bản lý lịch di tích của ngôi chùa này là một, không có sự khác biệt hay thay đổi nào khác”. Cụ thể, kích thước chuông, chất liệu, hoa văn, thân chuông khắc chữ chìm chữ Hán ghi tên tuổi, quê quán những người cung tiến trong và ngoài xã Yên Phụ... Căn cứ vào những chi tiết và hệ thống tư liệu ghi trên chuông cũng như bản lý lịch di tích của chùa được lưu tại Sở Văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đây là quả chuông này được đúc vào thời Nguyễn năm 1826.
Sự việc đã rõ, song, không hiểu căn cứ vào đâu mà người dân cho rằng chuông tại chùa Phúc Sơn bị đánh tráo và vô cớ đánh cán bộ văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và ngang nhiên đập phá chùa, đòi đánh sư trụ trì ngôi chùa này.
Chiều 5-5, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Lưu-Trưởng ban tuyên giáo Huyện ủy huyện Yên Phong cho biết: “Tình hình tại xã Yên Phụ đã trở lại bình thường, tuy nhiên vụ việc vừa qua là điều đáng tiếc đối với những người sống tại đây. Chỉ vì bị kích động từ một số phần tử quá khích cho nên người dân, thậm chí phần lớn nhiều người đã bị lợi dụng để vào hùa với những phần tử quá khích gây kích động làm những việc vi phạm pháp luật. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng huyện và tỉnh chúng tôi tập trung đảm bảo giữ gìn tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Việc đã xảy ra như vừa qua, cơ quan chức năng đang nỗ lực thu thập thông tin, củng cố hồ sơ làm rõ những người vi phạm pháp luật, gây rối trật trự công cộng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, sự việc xảy ra do một số người dân quá khích đã kích động bà con của 5 thôn thuộc xã Yên Phụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân chính, theo cơ quan chức năng huyện Yên Phong, do người dân xã Yên Phụ nghi ngờ về việc chiếc chuông của chùa Phúc Sơn đã bị đánh tráo.
Tuy nhiên, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã có những bước làm rõ theo đúng quy trình của pháp luật về việc liên quan đến chiếc chuông tại chùa Phúc Sơn như sau:
Chùa Phúc Sơn, xã Yên Phụ là Trung tâm tín ngưỡng của 5 thôn trong xã gồm Cầu Gạo, Đức Lân, Cầu Giữa, An Ninh, An Tập. Ngôi chùa này nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa được tỉnh Bắc Ninh xếp hạng năm 2001. Từ năm 1997, đến nay, trụ trì ngôi chùa Phúc Sơn là sư thày Thích Hải Quang.
Từ giữa tháng 4-2010, người dân đồn thổi rằng chiếc chuông đã bị đánh tráo với trị giá 200 cây vàng rồi mang chiếc chuông mới khác về thay thế. Vin vào những lời đồn thiếu căn cứ, sự nghi ngờ về chiếc chuông tại ngôi chùa này của người dân xã Yên Phụ cứ lớn dần hơn nữa, tin theo một số phần tử quá khích cho nên người dân đã kéo đến trụ sở UBND xã gây rối trật tự công cộng. Không dừng lại ở đó, những người này cho rằng nhà sư và chính quyền địa phương đã thông đồng để bán chiếc chuông tại chùa Phúc Sơn. Sau khi gây rối trật tự công cộng, những người dân đã đến chùa tìm đòi đánh nhà sư Thích Quang Hải và đập phá chùa Phúc Sơn.
Mặc dù trước khi sự việc xảy ra, vào ngày 29-4-2010, cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa huyện Yên Phong gồm ông Nguyễn Văn Đáp - Trưởng phòng hành chính tổng hợp Ban Quản lý di tích, chuyên gia Hán Nôm và ông Nguyễn Khắc Thuận, cán bộ Ban Quản lý di tích, chuyên ngành khảo cổ thuộc tỉnh Bắc Ninh cùng cán bộ Phòng văn hóa Thể thao và du lịch huyện Yên Phong đã có các bước giám định theo quy trình chuyên môn của pháp luật có văn bản kết luận như sau:
“Bằng các biện pháp nghiệp vụ, căn cứ vào màu sắc, chất liệu, kỹ thuật thao tác, khắc chữ Hán trên chuông hiện có tại chùa Phúc Sơn xã Yên Phụ so sánh với bản ảnh và mô tả chi tiết về quả chuông trong bản lý lịch di tích của ngôi chùa này là một, không có sự khác biệt hay thay đổi nào khác”. Cụ thể, kích thước chuông, chất liệu, hoa văn, thân chuông khắc chữ chìm chữ Hán ghi tên tuổi, quê quán những người cung tiến trong và ngoài xã Yên Phụ... Căn cứ vào những chi tiết và hệ thống tư liệu ghi trên chuông cũng như bản lý lịch di tích của chùa được lưu tại Sở Văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đây là quả chuông này được đúc vào thời Nguyễn năm 1826.
Sự việc đã rõ, song, không hiểu căn cứ vào đâu mà người dân cho rằng chuông tại chùa Phúc Sơn bị đánh tráo và vô cớ đánh cán bộ văn hóa của tỉnh Bắc Ninh và ngang nhiên đập phá chùa, đòi đánh sư trụ trì ngôi chùa này.
Chiều 5-5, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Lưu-Trưởng ban tuyên giáo Huyện ủy huyện Yên Phong cho biết: “Tình hình tại xã Yên Phụ đã trở lại bình thường, tuy nhiên vụ việc vừa qua là điều đáng tiếc đối với những người sống tại đây. Chỉ vì bị kích động từ một số phần tử quá khích cho nên người dân, thậm chí phần lớn nhiều người đã bị lợi dụng để vào hùa với những phần tử quá khích gây kích động làm những việc vi phạm pháp luật. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng huyện và tỉnh chúng tôi tập trung đảm bảo giữ gìn tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Việc đã xảy ra như vừa qua, cơ quan chức năng đang nỗ lực thu thập thông tin, củng cố hồ sơ làm rõ những người vi phạm pháp luật, gây rối trật trự công cộng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
.
Theo báo An ninh thủ đô. (Bài được đăng nguyên văn từ báo ANTĐ, không liên quan đến quan điểm của trang mạng này)
Theo báo An ninh thủ đô. (Bài được đăng nguyên văn từ báo ANTĐ, không liên quan đến quan điểm của trang mạng này)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết: