Bị coi là kẻ bắt cóc trẻ con
Nhiều người đi mua tóc ở tỉnh bạn, bị đuổi bị đánh, họ cho rằng những người đi lấy tóc là những kẻ bắt cóc trẻ con. Anh Thanh, người làng Đông Bích bồi hồi nhớ lại: "Một lần đi mua tóc ở Mường Lát (Thanh Hóa), họ thấy mình mua tóc, chưa hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, đã đuổi đi, và cho rằng mình là người bắt cóc trẻ con, lặn lội từ Bắc Ninh, hơn 200 cây số lên đây mua tóc coi như mất công". Bị đuổi còn phúc, lớn nhiều người còn bị đánh, máu đã đổ trên vai không ít người. Ông Công, một người buôn bán tóc lâu năm ở Đông Bích, kể: 'Lần đầu tôi đi mua tóc năm 1999, lên vùng núi cao Lai Châu, bị người dân tộc H'Mông đuổi đánh tập thể, bị va chạm mạnh ở lưng khiến máu chảy, nhưng sau đó may mắn nên thoát được'.
Dân quanh vùng vẫn trầm trồ nể phục dân làng Đông Bích bởi nơi đây chả thiếu nhà cao tầng. Vậy nhưng, những vui buồn trong công việc của cánh thương lái tóc thì không phải ai cũng hiểu hết được. Với người trong làng, đó là những ngày nhọc nhằn ngược xuôi trên những con đường đầy bụi cát, ăn nhờ ở trọ để lượm lặt mua về “một góc con người”.
Khổ cực là vậy, nhưng người dân Đông Bích vẫn quyết giữ cái nghề của cha ông để lại, gần 20 năm “ăn ra làm nên” từ nghề “buôn tóc”, người dân Đông Thọ đã dần định vị được một chỗ đứng cho làng nghề của mình. Bản sắc văn hóa làng nghề đất Bắc là truyền thống “cha truyền con nối”. Chính vì thế mà thuở mới khai nghiệp đến nay, người làng Đông Bích vẫn "lang bạt nghiệp buôn tóc”.
Những chuyến mang tóc xuất ngoại
Từ khoảng năm 1995-1996, nghề thu mua tóc bắt đầu phát triển. Đến nay, làng Đông Bích có hơn 250 hộ trên tổng số 300 hộ làm nghề thu mua tóc, rồi xuất đi khắp các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia… nhiều ngôi nhà khang trang đã được xây dựng.
Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ một hộ chuyên thu gom tóc ở đây tâm sự, nhà ông chuyển qua nghề thu mua tóc từ năm 1996, kể từ đó đến nay, công việc làm ăn thuận lợi mang lại đồng ra đồng vào, nhà cửa khang trang, nên 6 người con của ông đều chuyển sang làm nghề này. “Hai vợ chồng đứa lớn thì ở tại TP HCM để thu gom hàng phía trong đó, đứa thứ 2 ở Quảng Trị và đứa thứ ba ở Biên Hòa", ông kể. Cũng theo ông Thắng, cứ 2-3 tháng, ông lại đi Thái Lan một chuyến, qua đó ông chủ yếu đến Bangkok Chiềng Mai, hai địa điểm tiêu thụ tóc và có nhà máy "chế biến" tóc nổi tiếng.
Ông Nguyễn Văn Đỗ, một chủ tóc, lái buôn có tiếng tăm nhất làng này, kể lại: "Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông vào năm 1997, khi đó ông đi theo một lái buôn người Việt gốc Hoa (người Phúc Kiến) tên là A Hùng, sang bên Vũ Hán, Nam Ninh, Hà Nam học hỏi cách làm tóc, lần đầu sang nước bạn nhiều bở ngỡ nhưng cũng học hỏi được vô số kinh nghiệm".
Cho đến nay, ông Đỗ đã hơn 20 lần sang Trung Quốc để bán tóc, còn Thái Lan ông mới chỉ đi 2, 3 lần. Thời gian gần đây ông chỉ đến cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái đưa hàng rồi về, chứ không sang thường xuyên nữa. Mỗi lần đi xuất hàng cũng đến vài tấn tóc, đem lại thu nhập cả trăm triệu đồng. Theo Ông Đỗ, tóc 'chuẩn' là tóc của những người con gái cắt cả bộ tóc, tóc không bị dài ngắn so le, giá mỗi 'con tóc' (nặng khoảng 50-100 g) giá cũng vài triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn để lại nhận xét cho bài viết: